TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, April 6, 2011

RFI: Dư luận Việt Nam khâm phục thái độ trầm tĩnh của Cù Huy Hà Vũ tại tòa


Tú Anh
Mặt dù bị ngăn trở, rất đông người dân Việt Nam từ các miền xa xôi đã tập họp trước cổng tòa án Hà Nội vào ngày hôm qua, 4/4/2011. Bên trong đó, một người hùng của tầng lớp thấp cổ bé miệng bị đưa ra xét xử với tội danh tuyên truyền chống «nhà nước xã hội chủ nghĩa». Dư luận trong nước nhận xét ra sao về “bị cáo" Cù Huy Hà Vũ và phiên tòa chớp nhoáng này ?
RFI đặt câu hỏi với nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội.
Nhà giáo Phạm Toàn (Hà Nội)
05/04/2011
by Tú Anh


RFI : Kính chào giáo sư Phạm Toàn. Trước hết xin cảm ơn giáo sư đã có nhã ý trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi hôm nay. Câu hỏi đầu tiên là phản ứng của người dân Hà Nội, trong phiên xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày hôm qua, xin giáo sư cho biết.
Nhà giáo Phạm Toàn : Tôi chỉ nói rằng, trong số những người dân đến theo dõi phiên tòa xử anh Vũ, ít có người dân tại Hà Nội, mà lại nhiều những người ở xa, người nghèo, có cả người khiếm thị. Có một ông già, mắt đau và không nhìn thấy gì. Người ta hỏi, ai chở ông đến đây. Ông ấy trả lời, tôi đi xe buýt. Tôi nhìn thấy một bà già, tôi hỏi, bà đến đây làm gì? Bà ấy trả lời, tôi đến xem ông luật sư bị xử án như thế nào. Tôi hỏi, thế tại sao bà đến? Bà cụ trả lời : ông ấy vì Dân, nên tôi cũng ông ấy mà tôi đến.
Có nghĩa là, ngày hôm qua, các giáo dân và những người dân nghèo không phải ở Hà Nội mới là những người quan tâm. Về phía giáo dân, mình có thể hiểu được, vì anh Vũ nhận cãi trong vụ Cồn Dầu. Điểm thứ hai, là người Công giáo, người ta có cái nghĩa hiệp, người ta nhìn xa, chăm lo cho những người bị áp bức.
RFI : Thưa giáo sư Phạm Toàn, ngày hôm qua, cũng có nhiều trí thức trẻ ở Hà Nội, như bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân, là hai người đã bị bắt ở trước cửa tòa.
Nhà giáo Phạm Toàn : Trí thức ở Hà Nội bây giờ chia ra làm ba loại. Một loại trí thức, tôi gọi là trí thức quan lại. Thứ hai là trí thức hưởng thụ, tức là dùng các hiểu biết của mình để sống, hưởng thụ. Loại thứ ba là các trí thức dấn thân, như anh Sơn, anh Quân, rồi anh Paulus Lê Sơn. Nói trí thức một cách chung chung thì hơi khó.
RFI : Thưa giáo sư, ông và những người trí thức dấn thân nhận định như thế nào về bản án 7 năm tù, 3 năm quản thúc trong phiên xử ngày hôm qua ?
Nhà giáo Phạm Toàn : Tôi rất ấn tượng bởi một trang blog của một người tên là Đào Tuấn. Anh ấy chắc chắn phải là một người trẻ và một nhà báo. Anh ấy viết cứ dửng dưng như không. Theo lời thuật lại của anh ấy về phiên toà, đây rõ ràng là một phiên toà ô nhục, nhưng qua giọng văn của anh ấy, ai cũng phải buồn cười, vì chẳng thể làm gì được anh ấy (Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ), có phát xít đến đâu cũng không làm gì được anh ấy.
Cái này hay lắm, như vậy, những người đấu tranh dấn thân cũng phải tìm được cách để không ai làm gì mình được. Cái khó bây giờ là như thế, bởi vì bây giờ không đoán được phản ứng của Thiên hạ đâu. Bây giờ nợ đầm đìa ra, vật giá leo thang, các tập đoàn thua lỗ. Vinashin thì như thế, bây giờ đến Petrolimex 2.800 tỷ. Tiền tỷ mà cứ như vẩy ốc. Hôm nay, báo đăng chuyện này. Còn các tập đoàn khác thì chưa đăng.
Đứng trước sự lúng túng ấy, không dự kiến được phản ứng của Thiên hạ đâu. Anh em trí thức dấn thân phải rất khéo. Người ta không nói hết đâu. Người ta rất khéo. Anh vào xem trang mạng của ông Trần Nhương chẳng hạn. Ông ấy bảo, tôi phản đối lời phản đối của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, "chúng tôi có nền pháp lý vĩ đại nhất thế giới". Rồi (ông) đăng lời phản đối của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Như thế, chả hiểu nó ra làm sao cả. Nhưng (vấn đề chính là) người ta đưa được cái tin tức đó ra cho dân đọc.
Ở Việt Nam bây giờ là như vậy. Người ta phải giữ thân, nhưng người ta dấn thân.
RFI : Cùng lúc với phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ, bên Trung Quốc, có nghệ sĩ Ngải Vị Vị, 53 tuối, cũng là con trai của một bộ trưởng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông, vừa bị bắt. Các nhà phân tích nhấn mạnh, Trung Quốc rất sợ Cách mạng Hoa Lài nên đã tung ra một chiến dịch tấn công vào những người dấn thân. Trở lại phiên toà, giáo sư nhận định ra sao về con người của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước phiên toà ngày hôm qua?
Nhà giáo Phạm Toàn : Thái độ của anh Cù Huy Hà Vũ hôm qua là rất đàng hoàng. Anh Bà Sàm (chủ trang blog "Ba Sàm Cơ quan ngôn luận của Thông Tấn Xã Vỉa Hè") bình luận, chỉ lo anh ấy (Cù Huy Hà Vũ) rơi vào một trong hai tình trạng, hoặc « nguội » quá, hoặc « nóng » quá. Ngày hôm qua, anh Vũ bình tình. Như thế là phải ! Vì anh ấy là người có học. Anh ấy biết là anh ấy làm đúng.
Còn Ngải Vị Vị, ông ấy là người cực kỳ có tài, ông ấy làm cái « Tổ chim » (công trình kiến trúc Thế vận hội Bắc Kinh 2008). Tôi vẫn kính phục ông Ngải Vị Vị từ lâu rồi. Trung Quốc, nó cũng giống như bên mình. Trung Quốc bắn (các sinh viên biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989), thì bên ta cũng không nương nhẹ đâu. Đừng có nghĩ là Việt Nam « hiền », không có đâu !
RFI : Thưa giáo sư, trong phiên toà này, những người quan sát « tâm phục, khẩu phục » Cù Huy Hù Vũ. Họ nói rằng anh có thái độ đúng đắn, không làm thất vọng những người tin tưởng ở anh, trong bối cảnh một tòa án không bình thường. Vì bình thường ra, tòa án phải đưa ra bằng cớ, nhưng vì lý do gì mà tòa án Việt Nam lại « vượt đèn đỏ », không đưa ra bằng cớ mà vẫn kết tội người ta, thưa giáo sư ?
Nhà giáo Phạm Toàn : Vấn đề ở đây là sự thông minh. Tòa án cứ đinh ninh, cứ hỏi như thế, rồi kết tội, thế là xong. Nhưng không ngờ là các luật sư này lại thông minh hơn. Người ta đã tìm ra được điểm mấu chốt. Tức là, trước hết họ yêu cầu, "anh" cho tôi xem bằng chứng đã, rồi sau đó sẽ làm chuyện khác. Làm như vậy, họ đánh vào một điểm mấu chốt. Bởi điều mấu chốt là « anh » không có bằng chứng. Nếu « anh » đưa bằng chứng là bao cao su ra thì nó hôi hám quá, nó chứng tỏ đầu óc của « anh », nó mụ mị quá.
Hành động này đưa Hội đồng xét xử vào thế bế tắc nhất, và mọi người thấy rằng phiên tòa này là không xứng đáng, không đúng, không hợp lệ, và bây giờ phải làm lại. Đấy là cái điều các luật sư đã làm, mục tiêu quan trọng không phải là thắng thua, mà chủ yếu là : chỉ ra được những kẽ hở của một nền tư pháp. Nếu muốn xây dựng được một đất nước pháp trị thì phải sửa chữa dần từng điểm như thế nào và làm cho mọi người nhận thức được điều đó.
Tức là bây giờ, ở Việt Nam này, vấn đề là : làm thế nào để giáo dục được ý thức của một đất nước trong một chế độ pháp trị. Không phải là giáo dục cho Dân đâu, mà là giáo dục cho tất cả mọi người, kể cả những người ở tòa án. Tôi vẫn tin là sẽ có những người có thiện chí, chính người ta sẽ đề nghị sửa chữa, xã hội như thế sẽ dần dần thay đổi đi.
RFI : Cù Huy Hà Vũ có một phát biểu, trong đó ông nói rằng, ông bị những thành phần hại Nước, hại Dân trả thù, và ông tin tưởng rằng Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá bản án này. Vậy trong phiên tòa ngày hôm qua, trong con mắt những người ở Hà Nội, ai luận tội ai ?
Nhà giáo Phạm Toàn : Điều này thì rõ rồi còn gì. Vũ nó kiện ai thì đúng là người đó có tội. Nhưng câu của Vũ hay ở chỗ này.
Cách đây 40, 50 năm, ông Fidel Castro cũng nói ở phiên tòa : lịch sử sẽ tha tôi trắng án. Nhưng sau này, khi cầm quyền trong 40 năm, ông ấy lại cũng đàn áp. Niềm tin ấy, lòng tự trọng và sự kiên quyết ấy là rất tốt, nhưng vấn đề bây giờ là phải thể chế hóa (chế độ chính trị) để cho không có ai, từ chỗ là người quang minh chính đại, rồi lại trở thành những "anh" phản động, bảo thủ, và kìm hãm lịch sử lại. Đấy là trường hợp của Cuba đấy! Có nhiều người cách mạng tuyên bố những câu như thế. Nhưng những câu như thế chỉ là một, vấn đề là phải thể chế hóa đất nước, như nước Mỹ là ví dụ tiêu biểu. Anh không thể làm sai mà không bị trừng phạt. Và người dân sống bình thường, có nghĩa là đúng luật, thì không bị cấm đoán. (Ở Việt Nam hiện nay) cấm đoán, cấm đoán nhiều thứ ba lăng nhăng. Đụng đến chỗ nào cũng cấm đoán. Như thế là vớ vấn ! Bây giờ cần phải cho phép con người ta sống thoải mái, hồn nhiên, vô tư, hạnh phúc, kể cả anh Vũ, cũng như những người mà anh Vũ chống lại.
Ở Việt Nam bây giờ, đủ cơ sở tâm lý, tâm trạng và năng lực để tất cả những người đang đối lập nhau có thể ngồi lại với nhau. Tôi cho rằng, đấy là giải pháp tốt đẹp nhất cho Việt Nam. Đừng có coi nhau như là quân thù nữa. Xử án một người mà phải đem bao nhiêu lực lượng đàn áp, mà quây chặt, làm căng thẳng cả một thành phố. Thế thì chẳng được cái ích gì cả !
Mà lúc nào cũng thế, chỗ nào cũng thấy địch, chỗ nào cũng thấy kẻ thù của mình. Thế thì sống để làm cái gì ? Lúc nào cũng thấy kẻ địch, thì chẳng thà chết đi còn hơn !
Bây giờ nhân vụ này, những người nào có đầu óc, những người nào có thể có quyền lực phải đứng ra tổ chức để mọi người bàn bạc với nhau. Tôi vẫn cho là một giải pháp như kiểu Hội nghị Diên Hồng ở Việt Nam này, vẫn có tính hiện thực. Không thể chống lại nhau, không thể giết nhau được. Ở cái nước Việt Nam này, ai mà chủ trương giết nhau, thì đó là kẻ khốn nạn, kẻ đó không phải là người Việt Nam nữa.
RFI : Ban Việt ngữ RFI xin cảm ơn nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty