Thanh Trúc, phóng viên đài RFA2011-06-13Hưởng ứng ngày Thế Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ Em Chúa Nhật ngày 12 tháng này, Việt Nam cam kết xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2016. Kế hoạch này có thể thực hiện bằng luật lệ, qui định hay cần điều gì khác hơn? Thanh Trúc có bài như sau: Tuy luật pháp Việt Nam qui định trẻ dưới mười lăm tuổi không được đi làm, cả nước vẫn còn khoảng hai mươi lăm nghìn em ở thôn quê lẫn thành phố phải nai lưng làm những công việc nặng nhọc để giúp cha mẹ và cải thiện phần nào cuộc sống của gia đình. Gia đình khó khăn, cha mẹ thiếu ý thứcTại những vùng sâu vùng xa nghèo khó, nhiều trẻ mới lên mười đã trở thành người kiếm tiền cho cả nhà. Hầu hết các em khi đi làm, trong nhiều tình huống khác nhau, đều phải lao động cực nhọc trong điều kiện và hoàn cảnh làm việc tồi tệ.Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Việt Nam, cho biết như thế trong buổi meeting nhân Ngày Thế Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ Em sắp tới, do ILO tức Tổ Chức Lao Động Quốc Tế khởi xướng. Kết quả nghiên cứu mới nhất của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam cho thấy tám địa phương có tình trạng trẻ lao động sớm khá phổ biến là Quảng Nam, Lào Cai, Hà Nội, An Giang, Gia Lai, Hà Tĩnh, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Trẻ em lao động sớm phát xuất từ vấn đề kinh tế, gia đình khó khăn, cha mẹ thiếu ý thức về pháp luật nên để con lao động sớm. Trẻ em cũng không biết bảo vệ quyền lợi của mình thành chấp nhận làm việc trong điều kiện chủ đặt tới đâu thì làm tới đó.Điều đáng lưu ý, vẫn lời bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, 50% trẻ lao động sớm thường phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, nhiều phần ảnh hưởng không tốt nếu không muốn nói là tồi tệ, đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em. Thay vì được cắp sách đi học, được vui sống trong môi trường lành mạnh vui tươi, trẻ lao động sớm phải làm việc bốn, năm hoặc sáu tiếng một ngày. Thậm chí nhiều em làm tám chín cho đến mười một mười hai tiếng trong các hãng xưởng may mặc hoặc chế biến thực phẩm. Từ thành phố Hồ Chí Minh , luật sư Hồng Liên, được biết đến như một người chuyên bảo vệ pháp lý cho trẻ gia đình nghèo bị bóc lột sức lao động và bị ngược đãi, góp ý: Trẻ em lao động sớm phát xuất từ vấn đề kinh tế, gia đình khó khăn, cha mẹ thiếu ý thức về pháp luật nên để con lao động sớm. Trẻ em cũng không biết bảo vệ quyền lợi của mình thành chấp nhận làm việc trong điều kiện chủ đặt tới đâu thì làm tới đó. Người chủ khi thuê mướn trẻ em lao động thì họ biết pháp luật cấm không được thuê mướn trẻ lao động sớm nhưng mà họ đâu có khai báo, họ che dấu. Thành ra đâu có ai tố cáo, nhà nước đâu có phát hiện đâu có hay để mà bảo vệ. Mặt khác, gia đình của trẻ lao động sớm cũng mặc nhiên chấp nhận hoàn cảnh đó, luật sư Hồng Liên nói tiếp: Bây giờ về thử các vùng quê, hỏi các gia đình trong đó chứ mấy đứa nhỏ đi đâu hết thì họ nói lên thành phố đi làm. Mười hai mười ba tuổi lên thành phố đi làm không phải child labor lao động trẻ em thì là cái gì? Thì con số đó tôi nghĩ cao lắm chứ không thể hăm mấy ngàn đâu.Tôi nghĩ cần phải báo động để chính quyền rà soát lại vấn đề trẻ em bị lợi dụng sức lao động phải làm việc quá nhiều. Rồi trong quá trình ở nhà của mấy người này nó bị xâm phạm tình dục thì tôi nghĩ vấn đề này nhà nước phải quan tâm. Ở đây những người chủ, dưới danh nghĩa là mang con cháu ở dưới quê lên nuôi cho đi học nhưng thực tế là bắt làm việc nhà. Do đó mà nhà nước đâu có hay. Nếu đưa vấn đề ra thì đứa bé hoặc cha hoặc mẹ phải lên tiếng kêu cứu hoặc có cách nào báo cho công an biết. Cũng có một số vụ án trẻ bị lợi dụng sức lao động bị đối đãi tồi tệ bị làm việc quá sức bị đánh đập. Những vụ án đó đều bị xử lý nghiêm khắc. Thực tế, từ con số sáu mươi tám ngàn trẻ lao động sớm năm 2005 mà chỉ còn trên hai mươi lăm ngàn năm 2009 thì tỷ lệ giảm quả là đáng khích lệ. Luật sư Hồng Liên phân tích về con số hai mươi lăm ngàn còn lại: Theo tôi khi Bộ đã nắm được thì con số này là chính thức. Có thể còn sót lại một số ít nữa nhưng cũng không quá lớn tại vì hai mươi lăm ngàn là lớn quá rồi. Những con số nhỏ chưa nắm được phần lớn là gia đình người ta không tố cáo và người chủ sử dụng lao động trẻ em cố tình che dấu. Linh mục Lê Bá Thông, thường về Việt Nam trong các công tác thiện nguyện mà hai mảng ông chú ý nhất là trẻ buị đời và trẻ kiếm sống trên đường phố: Trẻ lao động dưới mười lăm tuổi ở Việt Nam tôi nghĩ con số đó nhiều lắm. Bởi vì ở Việt Nam không phải các công ty lớn hay vừa mà là các doanh nghiệp tư nhân. Tối ra chợ Bến Thành hay đi vô các chợ trời sẽ nhìn thấy được thuê chạy việc hay dọn dẹp này nọ toàn là những đứa nhỏ mười hai mười ba mười bốn tuổi thôi. Chưa kể các em full time toàn thời gian đi bán vé số, chưa kể các em bán trong những quán cà phê hay ở nhà làm công việc nhà. Tôi nghĩ nếu công ty thì họ biết thuê như thế là sai, nhưng đối với tư nhân họ biết mà họ vẫn thuê vì nó rẻ và nó dễ. Bây giờ về thử các vùng quê, hỏi các gia đình trong đó chứ mấy đứa nhỏ đi đâu hết thì họ nói lên thành phố đi làm. Mười hai mười ba tuổi lên thành phố đi làm không phải child labor lao động trẻ em thì là cái gì? Thì con số đó tôi nghĩ cao lắm chứ không thể hăm mấy ngàn đâu. Cần sự góp sức của cộng đồng xã hội và quốc tếTheo ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cũng như các tổ chức NGO chuyên bảo vệ quyền lợi trẻ em, chừng nào tình trạng thiếu nhi lao động còn tồn tại, chừng đó nguy cơ cao bị ngược đãi, bị bóc lột, bị lạm dụng tình dục mặt này mặt khác vẫn xảy đến cho trẻ.Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay năm 2016 là năm Việt Nam tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em như một lộ trình toàn cầu tất yếu mà nhiều quốc gia đang hướng tới. Lao động thiếu nhi là vấn đề không thể ngăn chận hay giải quyết trong một sớm một chiều, bà nhấn mạnh, mà cần phải có một chiến lược toàn diện với sự góp sức của cộng đồng xã hội và quốc tế. Từng làm việc nhiều năm cho một dự án phát triển xã hội của Liên Hiệp Quốc, thạc sĩ Phan Ý Ly, tác giả bộ phim Thảo Nguyên Xanh Tươi mô tả cuộc sống trẻ con nhà nghèo tại các hộ dân ở bãi giữa sông Hồng, trình bày cái nhìn của cô về vấn đề lao động trẻ em mà cô được nhiều dịp tiếp cận: khi chúng ta muốn can thiệp để giúp cho các em thì chúng ta cũng phải nhìn luôn vào điều kiện sống của gia đình, làm thế nào để tạo công ăn việc làm cho bố mẹ, làm thế nào để tạo một nghề nghiệp và bớt đi cái gánh nặng đổ trên vai các em.Có lẽ không ai muốn trẻ em hay chính con em của mình phải lao động vất vả. Tuổi các em là được chơi được vui được học hành. Thế nhưng tình trạng lao động trẻ em đến từ chính bản thân bố mẹ và gia đình các em. Ví dụ như cùng một em nhỏ đi đến trường thì sẽ mất tiền học và mất một ngày công của gia đình, thì thà gia đình để cho em ở nhà để làm việc thì có khi còn có cái để thêm vào kinh tế của gia đình còn hơn là đi học. Thông thường ở những vùng quá nghèo khó, cha mẹ học không đến nơi đến chốn thì họ lựa chọn cái trước mắt hơn là phải đầu tư thời gian đầu tư cơ hội cho con em mình được đến trường. Điều này có nghĩa là khi chúng ta muốn can thiệp để giúp cho các em thì chúng ta cũng phải nhìn luôn vào điều kiện sống của gia đình, làm thế nào để tạo công ăn việc làm cho bố mẹ, làm thế nào để tạo một nghề nghiệp và bớt đi cái gánh nặng đổ trên vai các em. Đó là nói về phương diện gia đình và cha mẹ nghèo khổ, một trong những nguyên nhân của tình trạng lao động thiếu nhi. Còn chính những em nhỏ đi lao động sớm thì sao. Đối với thạc sĩ Phan Ý Ly, thực chất có ai dạy cho các em hiểu rằng bản thân của các em cũng có những quyền lợi căn bản đâu: Thực ra các em chưa hiểu được hết cái quyền được vui chơi được học hành của mình. Phần lớn những em khi đi làm như vậy thì không dám kêu ca gì hết mà nghĩ rằng đấy là trách nhiệm của mình. Thậm chí nếu không đi làm không giúp được gì cho bố mẹ thì mình cảm thấy mình không phải người con ngoan. Đấy là một thực tế ở Việt Nam trong quan hệ giữ bố mẹ và con là như vậy. Thực ra các em chưa hiểu được hết cái quyền được vui chơi được học hành của mình. Phần lớn những em khi đi làm như vậy thì không dám kêu ca gì hết mà nghĩ rằng đấy là trách nhiệm của mình. Thậm chí nếu không đi làm không giúp được gì cho bố mẹ thì mình cảm thấy mình không phải người con ngoanBản thân các em đi làm thì chưa đủ khả năng để đối phó với tình huống bị ngược đãi về tinh thần hoặc về mặt thể chất. Phần lớn các em sẽ không xử lý được các tình huống đó. Mình cũng không thể biết được khi đi làm như thế các em có bị lạm dụng về những mặt khác hay không. Như vậy ngoài những qui định pháp lý hầu ngăn chận lao động trẻ em mà cô cho là có tính cách nhất thời, thạc sĩ Phan Ý Ly khẳng định giảm thiểu hay loại bỏ lao động trẻ em còn nằm trong vấn đề ý thức và giáo dục bên cạnh việc quảng bá tuyên truyền, đề cao nếp hành xử văn minh giữa người lớn với con trẻ: Điều này liên quan đến cách hành xử văn minh của một con người văn minh trong xã hội hiện đại, vì không chỉ với trẻ em mà còn với phụ nữ với người tàn tật. Tôi nghĩ nên đánh vào cái ý thức lâu dài cái tinh thần lo lắng cho tương lai con em của mình. Bởi vì nếu trẻ em chỉ biết lao động chân tay và không được vui chơi không được học hành thì nó ảnh hưởng vào chính tương lai con em của mình. Theo thống kê của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, hiện có một trăm mười lăm triệu trẻ em trên thế giới đang làm việc trong điều kiện tồi tệ, độc hại, chẳng những tác hại tới sức khỏe và đạo đức mà còn nguy hiểm đến tính mạng con trẻ. Đó là lý do ngày Thế Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ Em năm nay, rơi vào ngày 12 tháng Sáu này, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế triệt để đưa ra lời kêu gọi "Hãy Chấm Dứt Lao Động Trẻ Em" là thế. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, June 14, 2011
Hãy Chấm Dứt Lao Động Trẻ Em
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment