(VEF.VN) - Mất mùa, sắn rớt giá thảm khiến hàng ngàn hộ dân tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, thuộc vùng biên giới xã Thanh Sơn, (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang đói khổ cùng cực.
Năm 2009, tại 5 xã vùng lòng hồ Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, đóng tại huyện Tương Dương, (Nghệ An), thuộc diện di dời về khu tái định cư lập mới nên 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, (huyện Thanh Chương) có gần 10 ngàn nhân khẩu.
Cách đây 2 năm, người dân chấp nhận bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, di dời về vùng đất mới lập nghiệp. Tạm thời ổn định, họ vui mừng vì nơi đây cho những mùa sắn bội thu và đó là nguồn thu nhập chính.
Chiều ngày 16/2, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Sơn, nơi có hàng ngàn hộ dân là đồng bào người Thái; Khơ Mú đang trong vụ mùa thu hoạch sắn.
Nhưng vụ sắn năm nay không được mùa, nhưng lại đang bị tư thương ép giá. Hàng trăm hộ dân thiếu đói nơi đây đành nhắm mắt bán sắn, đổi gạo ăn chống đói trong cái giá lạnh căm căm.
Thời tiết trời mưa, sắn được tấp bạt bỏ ngay ngoài đường, chờ thương lai thu mua vì chỉ được bán độc quyền cho Nhà máy sắn Thanh Chương. |
Toàn xã Thanh Sơn có 1.117 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu. Đời sống bà con nơi đây chủ yếu sinh sống nhờ vào trồng độc canh cây sắn và một ít diện tích cây kéo chưa một lần thu hoạch.
Thời điểm khi mới chuyển về khu tái định cư, người dân còn mới lạ với vùng đất mới. Họ đành "bấm bụng" ở lại bám trụ trồng sắn đổi gạo nơi quê hương thứ hai.
Dọc đường chính vào 16 bản làng tại xã Thanh Sơn, săn nguyên liêu thô được người dân thu hoạch đỗ dồn 2 bên vệ đường. Sắn thu hoạch nhiều ngày liền nhưng vẫn không có người đến thu mua.
Hầu hết đồng bào nơi đây chủ yếu trồng sắn là chủ trương chung, nhưng khi bán đầu ra sản phẩm thì chỉ có một doanh nghiệp bao độc quyền thu mua sắn. Có khi người dân tự thuê xe ô tô sắn chở ra ngoài tỉnh bán thì bị lực lượng "bảo kê" can thiệp.
Sắn trở thành nguồn thu nhập chính của đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây, khi vừa chân ráo chân ướt đến năm thứ 3 tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
Hàng trăm bãi sắn nằm ngổn ngang được tập kết 2 bên đường vào khu tái đinh cư. |
Tại xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, với mức giá thu mua sắn là 1.000 đồng/kg, được thương lái tự do mua thoải mái tại từng đống sắn chất 2 ven đường. Nếu như năm ngoái giá sắn có từ hơn 2.000 đồng/kg thì giá sắn năm nay chỉ bằng một nửa.
Không những thế, người dân nơi đây còn bị ép mua bán theo kiểu dùng cân riêng, xe riêng của thương lái để cân sắn.
Tại bản Chà Coong 2, anh Hoan đang chuẩn bị bán sắn cho biết: "Khi gia đình yêu cầu lấy cân của mình cân sắn lên thì họ không cho. Buộc phải dùng cân của thương lái, cân của họ không chính xác nhưng cũng đành phải bán. Vì sắn để lâu là hỏng hết, không bán thì thiếu tiền cho con ăn học. Lúa không có đất trồng, phải bán sắn lấy tiền mua gạo cho gia đình 4 miệng ăn".
: Người dân trồng sắn tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang độ thu hoạch sắn để lấy tiền mua gạo chống đói. |
Bình quân mỗi hộ trồng sắn tại xã Thanh Sơn có được từ 5 đến 10 tấn sắn/năm. Nhưng với giá bèo bọt như trên, đang đẩy người dân trồng sắn tại khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ vào con đường bế tắc.
Sắn được mùa và mất mùa cũng đều mất giá, khiến đời sống đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây càng trở nên khốn khó hơn bao giờ hết. Và, cái đói cái rét vẫn từng ngày đeo bám người dân nghèo nơi khu vực tái định cư khu vực Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.
Không chịu cân của thương lái và họ sẵn sàng bỏ đi nếu người dân mang cân nhà ra cân sắn. |
Sáng ngày 17/2, trao đổi với P.V VEF.VN, ông Vi Trọng Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: "Nhiều người dân thiếu đói, chạy ăn từng bữa đành phải chấp nhận bán rẻ cho tư thương vào mua. Nhưng chỉ có độc quyền một doanh nghiệp được vào mua sắn của bà con là Nhà máy sắn Thanh Chương.
Có nhiều người dân tại xã đứng ra thu mua cho bà con, để đi ngoài tỉnh bán giá cao hơn thị bị lực lượng CSGT từ đoạn đường mòn Hồ Chí Minh từ Nghệ An đến Thanh Hoá chặn lại. Với mức phạt từ 3 đến 4 triệu vì chở quá tải, khiến người dân chúng tôi nơi đây rất thiệt thòi về giá cả".
Cuộc sống người dân tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nay cây sắn là nguồn thu nhập chủ lực, đang bị thương lái chèn ép, mùa với giá rẻ mạt. Càng đẩy người dân nơi đây vào con đường cùng cực đói nghèo.
No comments:
Post a Comment