Hai
nhà lão thành cách mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt
Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng trong khi địa
phương bác bỏ quan ngại.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng trước đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Các tỉnh đã ký hợp đồng cho nước ngoài thuê đất nằm ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Hai ông vạch rõ trong lá thư: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo.
Thư của hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Hai vị cựu tướng cũng cảnh báo về nguy cơ di dân, nhất là từ Trung Quốc, vào để thực hiện các dự án thuê rừng này.
Họ yêu cầu đình chỉ các dự án cho thuê rừng ngay lập tức.
Bức thư của hai ông khi công bố đã gây chú ý đặc biệt của dư luận, vì đất đai là tài sản quốc gia, và các mảnh đất địa đầu có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
Đây không phải lần đầu tiên các vị lão thành cách mạng phản đối các dự án khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở Việt Nam mà theo họ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội.
Một số cựu tướng lãnh, trong có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng lên tiếng về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng các dự án vẫn được tiến hành.
'Không cho thuê rừng phòng hộ'
Riêng tại tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc, hiện đã có hai dự án cho nước ngoài thuê rừng.Dự án thứ nhất đang được triển khai gồm 63.000 ha trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp tại địa bàn 7 huyện. Dự án thứ hai chưa thực hiện gồm gần 9.500 ha trồng gỗ nguyên liệu bột giấy tại 4 huyện.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bác bỏ quan ngại về nguy cơ "mất rừng". Ông Đào Đức Hoan, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nói với BBC rằng khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng "vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia".
Khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia.
Chánh VP UBND tỉnh Lạng Sơn Đào Đức Hoan
Ông Quang cũng nói cơ quan Tài nguyên-Môi trường tỉnh có cơ chế để giám sát các dự án sao cho bảo đảm về môi trường lâu dài và việc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Nhà nước.
Nhận định về lá thư của các vị lão thành cách mạng nói ở trên, ông cho rằng đây "chỉ là ý kiến cá nhân", "có thể bắt nguồn từ thông tin không đúng và sai lệch".
Ông Lý Vinh Quang cũng bác bỏ quan ngại về yếu tố Trung Quốc trong các dự án, với lý do rằng quá trình thẩm định không phân biệt nhà đầu tư đến từ nước nào.
No comments:
Post a Comment