Cập nhật lúc 13:57, Thứ Bảy, 27/02/2010 (GMT+7)
- Mặc dù Tết đã qua nhưng đến giờ này, công nhân (CN) vẫn chưa nhận đủ thanh toán tiền thưởng Tết. Do vậy, việc tranh chấp lao động tại TP.HCM "nóng ran".
"Treo" tiền thưởng Tết
Sáng 27/2, cuộc đình công của hơn 500 công nhân (CN) Công ty Dong Il Vina (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may mặc xuất khẩu, phường An Phú Đông, Q.12) đã bước sang ngày thứ ba. Bức xúc lớn nhất khiến tập thể CN ngừng việc là cho đến thời điểm này, ban giám đốc công ty vẫn chưa thanh toán 60% tiền thưởng Tết, tiền phép năm 2009 như cam kết. Bên cạnh đó, công ty vẫn chây ỳ trong việc điều chỉnh lương tối thiểu; đối xử hà khắc với CN..
"Treo" tiền thưởng Tết
Sáng 27/2, cuộc đình công của hơn 500 công nhân (CN) Công ty Dong Il Vina (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may mặc xuất khẩu, phường An Phú Đông, Q.12) đã bước sang ngày thứ ba. Bức xúc lớn nhất khiến tập thể CN ngừng việc là cho đến thời điểm này, ban giám đốc công ty vẫn chưa thanh toán 60% tiền thưởng Tết, tiền phép năm 2009 như cam kết. Bên cạnh đó, công ty vẫn chây ỳ trong việc điều chỉnh lương tối thiểu; đối xử hà khắc với CN..
Tiếp xúc với VietNamNet sáng 27/2, nhiều nữ CN bức xúc cho biết: Trước Tết, để công ty kịp giao hàng cho khách, họ đã phải tăng ca liên tục 7 ngày/tuần; 3-4 giờ/ngày. Thế nhưng, dù đã xuất hàng nhưng đến 27 Tết, tập thể CN hoàn toàn thất vọng vì ban giám đốc công ty cứ ỡm ờ tiền thưởng Tết.
Khi CN ngừng việc, ban giám đốc công ty chỉ tạm ứng 40% tiền thưởng; riêng 60% còn lại hứa sau Tết sẽ chi trả đủ. Sau Tết, thấy công ty không đả động gì đến chuyện trả nốt 60% tiền thưởng Tết còn lại, từ ngày 25/2, toàn bộ 500 CN đã đình công phản ứng.
Công nhân Công ty Dong Il ngừng việc đòi thanh toán thưởng Tết. Ảnh: Trực Ngôn |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc CN đình công DN do bị "treo" tiền thưởng Tết chỉ là giọt nước tràn ly, bởi thực tế, công ty còn có nhiều sai phạm khác khiến CN bức xúc, từ đó tranh chấp cứ âm ỉ. Ông Nguyễn Văn Trung, chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Q.12 cho biết: Đến nay công ty Dong Il Vina vẫn trả lương cho CN thấp hơn tiền lương tối thiểu quy định, song lại trừ tiền tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu mới từ 1/1/2010. Bên cạnh đó, công ty chưa thanh toán tiền phép năm 2009 cho những CN không nghỉ phép. Chất lượng bữa ăn quá kém (4.500 đồng/suất), thêm vào đó là chuyện chuyên gia nước ngoài đối xử khắt khe với CN khiến quan hệ lao động tại DN thêm căng thẳng.
Nhiều CN cho biết, công ty quy định chỉ cho phép CN đi vệ sinh 2 lần/ngày, nếu quá 5 phút/lần thì bị phạt tiền 100.000 đồng. Đến trưa ngày 27/2, dù các cơ quan chức năng Q.12, TP.HCM đã khuyến cáo nhưng phía công ty vẫn chỉ hứa sẽ trả tiền phép năm 2009 và 40% tiền thưởng Tết còn lại vào ngày 31/3 và 29/4.
Việc "treo" tiền thưởng Tết cho CN không chỉ diễn ra ở Công ty Dong Il Vina. Nguồn tin từ các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn ngày 27/12 cho biết dù đã trở lại làm việc sau Tết, song gần 180 CN Công ty TNHH Kaya Incheon (100% vốn Hàn Quốc; chuyên may thêu gia công, xã Nhị Bình) vẫn hết sức hoang mang do doanh nghiệp (DN) vẫn còn nợ lương, thưởng Tết.
Sau khi các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn can thiệp, ban giám đốc công ty cam kết trả 60% tiền thưởng Tết còn lại cho CN xưởng may vào ngày 10/4 và trả đủ phép năm 2009 vào ngày 10/3.
Đối với CN xưởng thêu, công ty cam kết sẽ tạm ứng trước 40% tiền thưởng Tết vào ngày 28/2 và 60% còn lại sẽ được chi trả đủ vào ngày 15/4; riêng phép năm 2009 được trả vào ngày 15/3.
Do tình hình công ty vẫn hết sức bất ổn, nên các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn đã đề nghị ban giám đốc công ty không được di dời máy móc đi nơi khác trước khi giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho CN.
Tại quận Thủ Đức, gần 50 CN Công ty ChoShin Vina (100% vốn Hàn Quốc; may gia công; Phường Linh Xuân) cũng bị "treo" một phần tiền thưởng Tết. Chỉ đến khi cơ quan chức năng can thiệp, phía công ty mới cam kết sẽ trả hết vào ngày 8/3.
Nhiều CN cho biết, công ty quy định chỉ cho phép CN đi vệ sinh 2 lần/ngày, nếu quá 5 phút/lần thì bị phạt tiền 100.000 đồng. Đến trưa ngày 27/2, dù các cơ quan chức năng Q.12, TP.HCM đã khuyến cáo nhưng phía công ty vẫn chỉ hứa sẽ trả tiền phép năm 2009 và 40% tiền thưởng Tết còn lại vào ngày 31/3 và 29/4.
Việc "treo" tiền thưởng Tết cho CN không chỉ diễn ra ở Công ty Dong Il Vina. Nguồn tin từ các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn ngày 27/12 cho biết dù đã trở lại làm việc sau Tết, song gần 180 CN Công ty TNHH Kaya Incheon (100% vốn Hàn Quốc; chuyên may thêu gia công, xã Nhị Bình) vẫn hết sức hoang mang do doanh nghiệp (DN) vẫn còn nợ lương, thưởng Tết.
Sau khi các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn can thiệp, ban giám đốc công ty cam kết trả 60% tiền thưởng Tết còn lại cho CN xưởng may vào ngày 10/4 và trả đủ phép năm 2009 vào ngày 10/3.
Đối với CN xưởng thêu, công ty cam kết sẽ tạm ứng trước 40% tiền thưởng Tết vào ngày 28/2 và 60% còn lại sẽ được chi trả đủ vào ngày 15/4; riêng phép năm 2009 được trả vào ngày 15/3.
Do tình hình công ty vẫn hết sức bất ổn, nên các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn đã đề nghị ban giám đốc công ty không được di dời máy móc đi nơi khác trước khi giải quyết đầy đủ chế độ chính sách cho CN.
Tại quận Thủ Đức, gần 50 CN Công ty ChoShin Vina (100% vốn Hàn Quốc; may gia công; Phường Linh Xuân) cũng bị "treo" một phần tiền thưởng Tết. Chỉ đến khi cơ quan chức năng can thiệp, phía công ty mới cam kết sẽ trả hết vào ngày 8/3.
Nợ dây dưa bảo hiểm xã hội
Không chỉ có chuyện "treo" tiền thưởng Tết, một trong những nguyên nhân khiến tình hình quan hệ lao động tại TP.HCM sau Tết căng thẳng là tình trạng DN, nhất là DN vốn nước ngoài chậm điều chỉnh lương tối thiểu, chây ỳ trích nộp BHYT, BHXH.
Điển hình là vụ đình công mới đây của 200 công nhân (CN) Công ty TNHH Mido MTV (100% vốn Hàn Quốc; chuyên may gia công; đóng tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn- TP.HCM) xảy ra vào 22/2.
Do DN chậm điều chỉnh lương tối thiểu và không nâng lương như cam kết, dù trở lại làm việc sau Tết, tâm lý hàng trăm CN luôn ở tình trạng bất an. Kiến nghị điều chỉnh nhiều nhưng chẳng thấy ban giám đốc đoái hoài, CN đã đình công, kêu cứu các cơ quan chức năng huyện. Chỉ đến khi có sự can thiệp của chính quyền, phía công ty mới nhìn nhận thiếu sót nêu trên. Đồng thời, cam kết sẽ điều chỉnh lương tối thiểu; nâng 15% lương cho toàn bộ CN.
Bức xúc và bi đát nhất vẫn là tình cảnh của hàng trăm CN Công ty TNHH Thanh Phong Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Hóc Môn) do tình trạng DN nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.
Từ nhiều năm qua, công ty không trích nộp BHXH với khoản nợ khổng lồ hơn 1,7 tỷ đồng. Hậu quả là CN ốm đau, nghỉ thai sản không được hưởng bất cứ chế độ nào.
Ông Nguyễn Văn Hết, Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Hóc Môn cho biết: "Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng công ty vẫn không khắc phục, vào tháng 8/2009, chúng tôi đã khởi kiện ra tòa. Dù TAND huyện Hóc Môn đã xét xử sơ thẩm, tuyên buộc công ty phải truy nộp hết nợ đọng BHXH, nhưng đến nay chẳng những không thực hiện, công ty Thanh Phong Vina còn kháng cáo. Thái độ coi thường pháp luật của ban giám đốc cùng tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài khiến quan hệ lao động tại Công ty TNHH Thanh Phong Vina luôn bất ổn".
Điển hình là vụ đình công mới đây của 200 công nhân (CN) Công ty TNHH Mido MTV (100% vốn Hàn Quốc; chuyên may gia công; đóng tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn- TP.HCM) xảy ra vào 22/2.
Do DN chậm điều chỉnh lương tối thiểu và không nâng lương như cam kết, dù trở lại làm việc sau Tết, tâm lý hàng trăm CN luôn ở tình trạng bất an. Kiến nghị điều chỉnh nhiều nhưng chẳng thấy ban giám đốc đoái hoài, CN đã đình công, kêu cứu các cơ quan chức năng huyện. Chỉ đến khi có sự can thiệp của chính quyền, phía công ty mới nhìn nhận thiếu sót nêu trên. Đồng thời, cam kết sẽ điều chỉnh lương tối thiểu; nâng 15% lương cho toàn bộ CN.
Bức xúc và bi đát nhất vẫn là tình cảnh của hàng trăm CN Công ty TNHH Thanh Phong Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Hóc Môn) do tình trạng DN nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.
Từ nhiều năm qua, công ty không trích nộp BHXH với khoản nợ khổng lồ hơn 1,7 tỷ đồng. Hậu quả là CN ốm đau, nghỉ thai sản không được hưởng bất cứ chế độ nào.
Ông Nguyễn Văn Hết, Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Hóc Môn cho biết: "Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng công ty vẫn không khắc phục, vào tháng 8/2009, chúng tôi đã khởi kiện ra tòa. Dù TAND huyện Hóc Môn đã xét xử sơ thẩm, tuyên buộc công ty phải truy nộp hết nợ đọng BHXH, nhưng đến nay chẳng những không thực hiện, công ty Thanh Phong Vina còn kháng cáo. Thái độ coi thường pháp luật của ban giám đốc cùng tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài khiến quan hệ lao động tại Công ty TNHH Thanh Phong Vina luôn bất ổn".
-
Trực Ngôn
No comments:
Post a Comment