Đập
Tiểu Loan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - Ảnh: Gzhgj
VIT - Theo báo
cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 21/5/2009, việc Trung Quốc xây dựng
một loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương
lai của con sông này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới
tiêu cho các vùng đồng bằng của các quốc gia thuộc tiểu vùng sông
Mekong.
Sông Mê Kông là một
trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây
Tạng, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở
Việt Nam. Tính theo độ dài nó đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính
theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt
khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ
có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo
số liệu của Ủy ban sông Mê Kông).Cùng với chiều dài thời gian
"trôi" trên Trái Đất, sông Mê Kông đã tạo ra môi trường rhân thiện góp
phần hình thành nên loài người văn minh hiện nay. Nói đến sông Mê Kông
là nói đến cuộc sống của hàng trăm triệu người dân của nhiều quốc gia,
nói đến một không gian văn hóa lâu đời nhất của loài người. Với việc
ngăn dòng sông Mê Kông, Trung Quốc thay thay đổi chế độ dòng chảy của
sông; khu "di chỉ" văn hóa Mê Kông đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện ở phần thượng lưu sông Mekong, thuộc tỉnh Vân Nam và mới đây đã hoàn thành đập nước Tiểu Loan cao 292m, cao nhất thế giới. Tính đến đầu năm 2010 này, đã có ba con đập đi vào hoạt động và hai con đập lớn khác đang thi công, dự trù hoàn tất vào năm 2012 và 2017. Tiếp đó, kế hoạch này còn bao gồm ít nhất hai đập thuỷ điện khác và cho đến năm 2030, một hệ thống 7 con đập "bậc thềm" có thể xuất hiện tại vùng Vân Nam.
Theo báo cáo của LHQ, sức chứa của đập này tương đương với toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại. Báo cáo của LHQ nhận định chỉ riêng việc xây đập Tiểu Loan cũng sẽ làm thay đổi lượng nước và nhịp độ của dòng sông, làm giảm chất lượng nước và làm mất tính đa dạng sinh thái của con sông chảy qua sáu nước trong khu vực.
Ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước, làm mất tính đa dạng sinh thái và gây hậu quả cho khả năng chứa nước của lưu vực sông. Việc xây dựng 08 đập nước của Trung Quốc sẽ là nguyên nhân gây ngập tràn nước mặn từ biển Đông đổ vào và sẽ làm ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho nền nông nghiệp của các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong.
Trái đất đang nóng lên nhanh chóng, băng ở Bắc Cực đang tan khiến cho mực nước biển dâng lên cao. Trong khi đó mực nước của sông Mekong bị chi phối, nước mặn từ biển Đông sẽ lấn sâu vào vùng hạ lưu sông Mê Kông gây nhiễm mặn đến hàng trăm km. Hệ sinh thái sẽ bị tác động rất mạnh, môi trường sống của hàng trăm triệu người dân sẽ bị mất.
Thời gian tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc bị giảm sản lượng thủy sản có trong tự nhiên thì sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì bị tác động trực tiếp của nước biển dâng cao, trong khi không chủ động được nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong.
Lượng phù sa đổ xuống vùng đồng bằng ở hạ lưu con sông cũng bị chặn lại, 50% phù sa của sông Mekong đến từ Cao Nguyên Tây Tạng. Phù sa cho đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn. Phù sa cũng tác động đến sự di cư của loài cá, lượng phù sa giảm đi cũng làm gia tăng hiện tượng sói mòn và sạt lở đất ở hai bên bờ sông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh thành có diện tích gần 40 ngàn km2, nơi sinh sống của hơn 17 triệu người. Bất kỳ một sự thay đổi nào tác động vào dòng chảy của sông Mê Kông ở phía thượng lưu đều ảnh hưởng tới đời sống của cư dân miền Tây. Theo thạc sĩ Kỳ Quang Vinh, giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Cần Thơ, kết quả khảo sát năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn đã “tấn công” tới huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ, các khu vực thuộc thị xã Vị Thanh Hậu Giang và tỉnh An Giang khiến người dân ở đây không thể dùng nước để trồng trọt.
Từ sự ngăn chặn dòng sông Mekong ở thượng lưu đã tác động tiêu cực tới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài nguồn lợi thủy sản, vựa lúa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ bị thiếu nước canh tác, do đó vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu cho Việt Nam thực sự bị ảnh hưởng.
Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện ở phần thượng lưu sông Mekong, thuộc tỉnh Vân Nam và mới đây đã hoàn thành đập nước Tiểu Loan cao 292m, cao nhất thế giới. Tính đến đầu năm 2010 này, đã có ba con đập đi vào hoạt động và hai con đập lớn khác đang thi công, dự trù hoàn tất vào năm 2012 và 2017. Tiếp đó, kế hoạch này còn bao gồm ít nhất hai đập thuỷ điện khác và cho đến năm 2030, một hệ thống 7 con đập "bậc thềm" có thể xuất hiện tại vùng Vân Nam.
Theo báo cáo của LHQ, sức chứa của đập này tương đương với toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại. Báo cáo của LHQ nhận định chỉ riêng việc xây đập Tiểu Loan cũng sẽ làm thay đổi lượng nước và nhịp độ của dòng sông, làm giảm chất lượng nước và làm mất tính đa dạng sinh thái của con sông chảy qua sáu nước trong khu vực.
Ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước, làm mất tính đa dạng sinh thái và gây hậu quả cho khả năng chứa nước của lưu vực sông. Việc xây dựng 08 đập nước của Trung Quốc sẽ là nguyên nhân gây ngập tràn nước mặn từ biển Đông đổ vào và sẽ làm ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho nền nông nghiệp của các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong.
Trái đất đang nóng lên nhanh chóng, băng ở Bắc Cực đang tan khiến cho mực nước biển dâng lên cao. Trong khi đó mực nước của sông Mekong bị chi phối, nước mặn từ biển Đông sẽ lấn sâu vào vùng hạ lưu sông Mê Kông gây nhiễm mặn đến hàng trăm km. Hệ sinh thái sẽ bị tác động rất mạnh, môi trường sống của hàng trăm triệu người dân sẽ bị mất.
Thời gian tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc bị giảm sản lượng thủy sản có trong tự nhiên thì sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì bị tác động trực tiếp của nước biển dâng cao, trong khi không chủ động được nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong.
Lượng phù sa đổ xuống vùng đồng bằng ở hạ lưu con sông cũng bị chặn lại, 50% phù sa của sông Mekong đến từ Cao Nguyên Tây Tạng. Phù sa cho đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn. Phù sa cũng tác động đến sự di cư của loài cá, lượng phù sa giảm đi cũng làm gia tăng hiện tượng sói mòn và sạt lở đất ở hai bên bờ sông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh thành có diện tích gần 40 ngàn km2, nơi sinh sống của hơn 17 triệu người. Bất kỳ một sự thay đổi nào tác động vào dòng chảy của sông Mê Kông ở phía thượng lưu đều ảnh hưởng tới đời sống của cư dân miền Tây. Theo thạc sĩ Kỳ Quang Vinh, giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Cần Thơ, kết quả khảo sát năm 2009 cho thấy xâm nhập mặn đã “tấn công” tới huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ, các khu vực thuộc thị xã Vị Thanh Hậu Giang và tỉnh An Giang khiến người dân ở đây không thể dùng nước để trồng trọt.
Từ sự ngăn chặn dòng sông Mekong ở thượng lưu đã tác động tiêu cực tới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài nguồn lợi thủy sản, vựa lúa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ bị thiếu nước canh tác, do đó vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu cho Việt Nam thực sự bị ảnh hưởng.
Lan Hương
No comments:
Post a Comment