TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, June 3, 2010

83% công nhân may bị bệnh xương chưa được coi là bệnh nghề nghiệp

SGTT - Một nghiên cứu mới đây của BS Trịnh Hồng Lân, trưởng khoa sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, viện Vệ sinh y tế công cộng TP. HCM: 83% trong số 1.000 công nhân may được khảo sát có biểu hiện đau mỏi cơ xương khớp ở các vị trí khác nhau. Trong đó, chứng đau thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất gần 55%, tiếp đến là vùng cổ với 42% và hai bả vai 33%…

Ngồi suốt ngày, công nhân dễ mắc các bệnh về xương khớp. Ảnh: Lê Hồng Thái

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 33 tuổi, quê ở Quảng Bình, làm công nhân may đã mười năm kể, ngồi cả ngày 10 – 11 giờ tháng này qua tháng khác. Cách đây hai tháng, sáng ngủ dậy, người chị đau ê ẩm, hai cánh tay nhức mỏi đến nỗi không mặc nổi cái áo. Cái khớp gối ở chân bên phải do đạp máy cả ngày nên tê nhức, đi phải lết từng bước nặng nề. Cầm cuốn sổ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, bác sĩ cho thuốc uống không khỏi, chị tiếp tục đi trung tâm Hoà Hảo để chụp phim, bác sĩ cho biết chị bị thoái hoá cột sống.

Theo BS Trịnh Hồng Lân, bản thân bệnh rối loạn cơ xương chưa được coi là bệnh nghề nghiệp bởi đây không phải là bệnh lạ, bất kỳ ai ngồi lâu cũng bị, kể cả những người làm việc trong văn phòng. Tuy nhiên, những công nhân may thường ngồi một chỗ từ sáng cho đến 8 giờ 30 tối, không được nghỉ giải lao giữa các ca. Vấn đề ở đây là họ làm việc quá sức đối với cơ xương. Rối loạn cơ xương có thể dẫn đến thể nặng: thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá cột sống.

Theo PGS.TS.BS Lê Anh Thư, chủ tịch hội Loãng xương TP.HCM, nếu cường độ lao động giảm bớt đi, người lao động ngồi đúng tư thế, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, 1 – 2 tiếng nghỉ 5 – 10 phút kết hợp với tập thể dục thì sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn cơ xương. Ảnh hưởng của rối loạn cơ xương hiếm khi gây ra tình trạng tai nạn lao động nặng hoặc tử vong, nhưng nó làm cho người lao động chịu sự đau mỏi nhiều, đặc biệt là vùng lưng, cổ, vai, cột sống, cổ tay, bàn tay. Bên cạnh đó, chi phí điều trị rối loạn cơ xương là rất lớn và cần thời gian điều trị lâu dài.

Theo TS Thư, bệnh rối loạn cơ xương ở công nhân nên đưa vào bệnh nghề nghiệp, hiện nay thế giới coi các bệnh xương khớp được xét vào bệnh mãn tính, đặc biệt nhóm ngành công nhân may chiếm tỷ lệ cao và được chi trả bảo hiểm y tế đến hết đời. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa coi đó là bệnh nghề nghiệp, vì còn liên quan đến chế độ tài chính. Chi phí cho bệnh xương khớp hơn cả chi cho bệnh tim mạch. Ở Mỹ mỗi năm chi ra 879 tỉ USD cho bệnh cơ xương khớp.

Hoàng Nhung

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty