>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?
>> Tranh tụng nảy lửa vụ ’Hiệu trưởng mua dâm học trò’
>> ’Chính phủ không ưu ái Vinashin’
>> Mua tàu nghìn tỷ, Vinashin chưa xét kỹ thị trường
Không thành khẩn
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên. |
Qua thẩm tra, xác minh cho thấy ông Tô từ năm 2005 đến nay đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội.
UBKT TƯ cho hay những vi phạm của ông Tô đã được Chủ nhiệm UBKT TƯ nhắc nhở nhưng không được nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Trong khi đó, các vị lãnh đạo gồm Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Theo đó, UBKT TƯ đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Tỉnh ủy.
Kỷ luật Chủ tịch HĐQT Vinashin
UBKT TƯ cũng cho hay đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Phạm Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước.
Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản. UBKT TƯ cho rằng ông Phạm Thanh Bình thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn nhà nước khiến Vinashin bên bờ vực phá sản. Ảnh: VnEconomy
Trong những năm qua, Tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con (gần 200) không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực ngoài ngành công nghiệp tàu thủy.
Vinashin còn đầu tư mua nhiều tàu biển cũ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán. Bộ máy quản lý vốn nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực.
Ngày 18/6/2010, Thủ tướng có quyết định tái cơ cấu Vinashin, trong đó chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty Hàng hải VN. Tổng tài sản của Vinashin trên 90.000 tỷ đồng, tổng dư nợ lên tới hơn 80.000 tỷ. Tại cuộc họp báo chiều 2/7, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn khẳng định Chính phủ không ưu ái Vinashin. Tuy nhiên, ông Muôn nói "ở Vinashin, có những dự án đã đầu tư, có những tàu đã mua nhưng Bộ GT-VT không biết, Thủ tướng không biết, xong xuôi rồi mới hay".
Kết luận của UBKT TƯ cho biết ông Bình còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước.
Những sai phạm của ông Bình trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng.
"Vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. UBKT TƯ quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Bình.
UBKT TƯ đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đối với những vi phạm của Vinashin; chỉ đạo các ngành chức năng (thanh tra, kiểm toán, tài chính, ngân hàng) đánh giá toàn diện, đúng thực chất, từ đó rút kinh nghiệm đối với các tập đoàn khác trong những quyết định chủ trương đầu tư, quyết định xây dựng các công trình từ Hải Hà (Quảng Ninh) đến Cà Mau; có cơ chế đặc thù về tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế, nhất là cơ chế thẩm định việc huy động, sử dụng vốn đầu tư ưu đãi của Nhà nước", kết luận của UBKT TƯ nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment