Tê giác tại Nam Phi chiếm hơn 90% tổng số lượng trên toàn thế giới. Ảnh: Internet. |
Phiên tòa Kempton Park diễn ra ngày 30.6 do chính Hoàng thân Manyathi kết án và tuyên phạt. Bị cáo Xuân Hoàng không được xem xét nộp bảo lãnh.
Trước đó, Xuân Hoàng bị bắt tại sân bay quốc tế O.R. Tambo ngày 29.3.2010 cùng với 7 chiếc sừng tê giác (nặng 16kg), trong đó 4 chiếc có nguồn gốc từ săn bắt trái phép với giá trị gần 900.000 ZAR (gần 2,3 tỉ đồng). Thực tế, theo ước tính của Cục thuế Nam Phi, những chiếc sừng này ở chợ đen có giá lên đến 2 triệu ZAR (5 tỉ đồng).
Như vậy, đây là người Việt Nam thứ hai bị tòa án Nam Phi kết án vì tội sở hữu trái phép sừng tê giác. Người thứ nhất bị kết án hai năm tù treo và phạt 50.000 ZAR vì sở hữu trái phép 4 sừng tê giác vào năm 2009 tại Tòa án khu vực Bloemfontein.
Năm 2006, 2008, hai trường hợp nhân viên ngoại giao của Việt Nam tại Nam Phi cũng đã bị triệu hồi về nước bởi cáo buộc tham gia buôn lậu sừng tê giác.
Theo tổ chức Endangered Wildlife Trust (EWT), tính từ đầu năm 2010 đến nay, đã có 124 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi, trong đó có 5 con tê giác đen - một loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Con số này vượt qua tổng số tê giác bị săn bắt trộm trong cả năm 2009 (122 con), chứng tỏ nạn buôn lậu tê giác đang tăng mạnh tại nước này.
Được biết, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) của Châu Á.
No comments:
Post a Comment