TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, July 6, 2010

Kỳ 7: 6 năm cấp 287 giấy phép sai quy định

 – Chưa kể tới những sai phạm trong quản lý, cấp phép và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Nghệ An đã có những sai phạm trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều hành thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. 

>> Kỳ 1: Tan hoang Chà Hạ
>> Kỳ 2: Yên Tịnh, bao giờ được yên tĩnh?
>> Kỳ 3: Tan hoang những "đỉnh núi triệu đô" xứ Nghệ
>> Kỳ 4: Nóng bỏng vùng chảo lửa "vàng trắng"
>> Kỳ 5: Máu đỏ, đá trắng trong cuộc chiến giành địa bàn
>> Kỳ 6: Mua... thịt chó, bán... thịt dê!  
 

>> Clip 1: Chà Hạ, dòng sông bị "thảm tử"
>> Clip 2: Cận cảnh "thủ phủ" đá trắng tại Nghệ An
>> Clip 3: Khai trường đá trắng đua nhau đẩy lùi rừng đầu nguồn

 
Sai phạm ngay từ khâu… thủ tục cấp phép

 

Nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, với diện tích 16.487 km2, gần 3 triệu dân, 20 đơn vị hành chính, Nghệ An là một đầu tàu phát triển kinh tế của khu vực.

 

Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (đá quý, vàng, thiếc, than đá, đá vôi, đá xây dựng…) được phân bố hầu khắp trên địa bàn rộng của nhiều huyện, Nghệ An được đánh giá là địa phương có tiềm năng khoáng sản phong phú, là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

 

Tuy nhiên, trong cơ cấu phát triển kinh tế của Nghệ An (năm 2005), lĩnh vực CN-XD mới chiếm 26,4%. Kế hoạch tới năm 2010, khu vực này được xây dựng sẽ phát triển lên con số 31,8%.

 

 

Mô tả ảnh.

Sáu năm và 287 giấy phép khai khoáng được UBND tỉnh Nghệ An cấp sai quy định, vi phạm trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Kiên Trung).

Sự chênh lệch trong cán cân phát triển kinh tế của Nghệ An cho thấy, nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác có hiệu quả để đem lại nguồn thu ngân sách.

 

Trong suốt một thời gian dài, các khai trường, điểm mỏ tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương…trở thành các điểm nóng về tình trạng mất an ninh trật tự, mất an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường.

 

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Toản thừa nhận: "Từ trước tới giờ, Nghệ An vẫn chưa có một quy trình thống nhất về quy trình, trình tự, thủ tục… để cấp phép khoáng sản. Hiện tại, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đang là cơ quan đầu mối được UBND tỉnh chỉ đạo đứng ra lấy ý kiến của các ban ngành liên quan (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng…) để xây dựng quy trình cấp phép mang tính chất cải cách hành chính, tức là quy trình cấp phép ở một cửa liên thông.".

 

Thực tế trong công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND tỉnh Nghệ An thời gian qua cho thấy, nhiều văn bản được ban hành có nội dung trái với quy định của Luật khoáng sản, không phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi.

 

Công văn số 24/UB-CN ngày 03/01/2002 của UBND tỉnh Nghệ An quy định thời hạn cấp phép lần đầu không quá 05 năm, một lần gian hạn không quá 03 năm. Điều này trái với điểm 3, điều 31 Luật Khoáng sản.

 

Thời hạn cấp phép quá ngắn đã trở thành nguyên nhân khiến việc tổ chức khai thác khoáng sản của các DN thường mang tính chất tạm bợ, thiếu ổn định, ít quan tâm tới việc xây dựng cơ bản mỏ, khai thác không có kế hoạch, chỉ tập trung vào việc khai thác lấy khoáng sản, dễ làm khó bỏ, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên nghiêm trọng.

 

Văn bản số 337/KH-UBND.ĐC ngày 31/10/2006 và Chỉ thị số 05/2007/ CT-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh quy định: tất cả các trường hợp xin cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến đồng ý của UBND tỉnh thì Sở TN-MT mới được tiếp nhận hồ sơ.

 

Điều này dẫn đến cơ chế độc quyền và cơ chế xin – cho, gây phiền hà DN và rất dễ mở đường cho những tiêu cực phát sinh.

 

 

Mô tả ảnh.

Với thực trạng như thế này, nếu như hoàn công, thì người dân sở tại còn lại cái gì...? (Ảnh: Kiên Trung).

Thực tế, một DN để có được giấy phép khai thác khoáng sản phải trải qua quá nhiều thủ tục rườm rà: UBND tỉnh ban hành 05 văn bản (công văn giao việc cho các ngành liên quan; công văn cho phép DN lập hồ sơ; QĐ cấp phép khai thác khoáng sản; QĐ cho thuê đất; QĐ cho phép sử dụng vật liệu nổ CN).

 

Khi qua được "cửa" UBND tỉnh, các DN mới được phép tiếp tục làm việc với các ban ngành liên quan: TN-MT, Công thương, Xây dựng, Giao thông, NN-PTNT, quân đội, UBND các cấp và… Văn hóa (!?) để xin ý kiến về quy hoạch, về khu vực cấm, tạm thời cấm thăm dò, khai thác khoáng sản…

 

Kết luận Thanh tra kết luận: thời gian làm thủ tục xin cấp 01 giấy phép khai thác khoáng sản trung bình từ 6 tháng đến 1 năm. Có những đơn vị, sau khi đã "qua cửa" UBND tỉnh, đến "cửa" Sở TN - MT thì được Sở này yêu cầu… viết lại đơn.

 

Điều này dẫn đến hồ sơ không phản ánh chính xác thời gian xin cấp phép của DN. Trên các QĐ cấp phép chỉ thể hiện thời gian từ khi các DN đã hoàn thành thủ tục cấp phép đến thời điểm ký QĐ.

 

Giải thích vấn đề này, Phó trưởng phòng Quản lý Tài nguyên khoáng sản (Sở TN-MT Nghệ An), ông Trần Đình Toản thông tin: "Cho đến tận thời điểm bây giờ, Nghệ An vẫn chưa xây dựng được quy trình xin cấp phép thống nhất trên địa bàn tỉnh. Từ sau khi có kết luận và kiến nghị chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, Sở TN-MT mới được UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở là cơ quan đầu mối tập hợp, lấy ý kiến của các ban ngành liên quan để xây dựng… quy trình cấp phép".

 

6 năm, cấp 287 giấy phép sai quy định

 

Thanh tra công tác quản lý cấp phép KTKS trong 6 năm (từ tháng 1/2003 đến tháng 5/2009), kết luận Thanh tra Chính phủ cho thấy, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp tổng số 287 giấy phép khai thác khoáng sản sai quy định, sai phạm trên nhiều lĩnh vực. (Nội dung Kết luận Thanh tra số 128 ngày 20/01/2010 được Phó phòng Quản lý TNKS cung cấp cho VietNamNet ngày 14/6/2010).

 

 

Mô tả ảnh.

Môi trường đã bị huỷ hoại theo những cơn lốc khai thác vàng trái phép.

Cụ thể: 19 giấy phép khai thác tận thu khoáng sản sai quy định, không đúng vào vị trí được bàn giao tận thu (8 mỏ đá trắng, 11 điểm mỏ thiếc).

 

Trong đó, Cty TNHH Long Vũ được cấp phép với diện tích lớn hơn diện tích được bàn giao; Cty khoáng sản Nghệ An được cấp phép ra ngoài khu vực được bàn giao tận thu.

 

Chưa hết, 94 giấy phép được cấp cho 89 DN nhưng không thẩm định thiết kế cơ sở, vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 57 giấy phép khai thác khoáng sản (thực tế, DN tiến hành khai thác… đá trắng) được cấp vào vùng không thuộc quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (gồm các huyện Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Quế Phong, Diễn Châu).

 

Ngoài ra, còn 127 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp vào các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

 

Một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản đó là năng lực của các doanh nghiệp khai thác. Mặt khác, thẩm định năng lực của chủ đầu tư cũng là một trong những nội dung mang tính bắt buộc trước khi có QĐ cấp phép và quản lý hoạt động khoáng sản sau cấp phép của UBND tỉnh.

 

Tuy nhiên, Nghệ An đã gần như "bỏ quên" công đoạn này.

 

 

Mô tả ảnh.

Những xưởng chế biến đá trắng tại xã Châu Lộc liền kề cánh đồng. Liệu có đảm bảo, cánh đồng trên sẽ không bị nước thải từ đá trắng làm chai cằn và xâm thực? - Ảnh: Kiên Trung

Theo quy định, UBND tỉnh Nghệ An giao cho Sở Công thương thẩm định năng lực các DN trước khi cấp phép. Nhưng, tại kết luận thanh tra số 128 chỉ rõ: khi thẩm định, Sở Công thương chỉ căn cứ vào hồ sơ do các DN cung cấp dẫn tới việc tham mưu cấp giấy phép không chính xác.

 

Hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều là DN nhỏ và vừa (chỉ có 11/196 DN có số vốn trên 10 tỷ đồng và 5/196 DN có trên 300 lao động). Do vốn ít, không đủ điều kiện đầu tư hiện đại, năng lực quản lý DN và năng lực điều hành khai thác mỏ yếu, chủ yếu khai thác thủ công, khai thác gắn với chế biến dẫn tới hoạt động kém hiệu quả, lãng phí tài nguyên khoáng sản và mất àn toàn lao động.

 

Ngày 05/02/2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An có Thông báo số 759/TB/TU về viêc yêu cầu chấm dứt việc cấp giấy phép khai thác đá xây dựng tại các địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 152/QĐ-UBND.CN ngày 13/01/2006.

 

Phúc đáp thông báo 759 của Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn "xin" Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An để được tiếp tục cấp phép, khi Tỉnh ủy có yêu cầu chấm dứt việc cấp giấy phép tại một số địa phương.

 

 

Mô tả ảnh.

Thời điểm phóng viên VietNamNet có mặt, xã Yên Tịnh (huyện Tương Dương) đang là một khai trường khổng lồ.

Ngày 24/02/2009, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 913/UBND-TN đề nghị Thường trực Tỉnh ủy về việc: hiện còn tồn đọng một số hồ sơ xin cấp phép khai thác đá xây dựng tại địa bàn huyện Quỳ Hợp; các trường hợp này đã được UBND tỉnh tiếp nhận và có văn bản chỉ đạo các ban ngành thẩm tra các nội dung trước thời điểm tháng 11/2008, thời điểm UBND tỉnh có thông báo số 340/UBND-TB ngày 31/10/2008 tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp phép các loại đá xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp…

 

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy đồng ý để UBND tỉnh thực hiện các bước xử lý tiếp theo để cấp phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp này.  

 

Và, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã… "mủi lòng".

 

Ngày 03/3/2009, Chánh Văn phòng  Tỉnh ủy Nghệ An đã ký Công văn số 1885/CV/TV thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đồng ý với công văn đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An.

 

Kết quả là, 16 giấy phép cho các DN khai thác đá xây dựng tiếp tục được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt cho phép hoạt động khai thác tại vùng không nằm trong quy hoạch phát triển VLXD Quỳ Hợp.

 

Chưa hết. Trước đó, ngày 31/10/2008, UBND tỉnh Nghệ An có Thông báo số 340/UBND-TN yêu cầu: từ ngày 01/11/2008 tạm đình chỉ việc tiếp nhận hồ sơ cấp phép khai thác các laoị đa vôi trắng, đá xây dựng các loại trên địa bàn Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Chỉ cấp phép cho các dự án có diện tích lớn hơn 05ha và trữ lượng trên 1.000.000m3.

 

Nhưng khi đoàn Thanh tra Chính phủ vào cuộc đã phát hiện, trong số 21 giấy phép khai thác đá xây dựng được cấp sau khi UBND tỉnh ra Thông báo số 340 nói trên, chỉ có 4/21 giấy phép đủ diện tích và trữ lượng.

 

17 giấy phép còn lại có diện tích mỏ nhỏ hơn 05ha và trữ lượng dưới 1 triệu m3.

 

Như vậy, UBND tỉnh đã "lờ" sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An và tự vi phạm vào chính quy định mà mình đã ban hành.

 

 

Từ tháng 01/2003 đến tháng 5/2009, UBND tỉnh Nghệ An cấp 352 giấy phép hoạt động khoáng sản.

 

Đến thời điểm thanh tra (từ ngày 22/4 – 26/7/2009) có 213 giấy phép của 196 DN còn hiệu lực với tổng diện tích khai thác 2.768ha. Trong đó: đá xây dựng: 131 giấy phép; vàng: 05 giấy phép; chì đa kim: 11 giấy phép; thiếc: 09 giấy phép; sắt: 16 giấy phép; cát-đất sét: 41 giấy phép; thăm dò khoáng sản: 05 giấy phép. 139 giấy phép đã hết hạn hoặc bị thu hồi. (Nguồn: Kết luận Thanh tra số 128/KL-TTCP ngày 20/01/2010).

 

Tình đến thời điểm tháng 6/2010, trên địa bàn Nghệ An có 232 giấy phép khai thác khoáng sản của 216 DN vẫn còn hiệu lực. (Nguồn: Sở TN-MT Nghệ An).

 

  • Kiên Trung – Kiều Anh – Quang Cường(Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty