- Lễ hội hội Mục đồng - lễ hội vinh danh trẻ chăn trâu được được xem là lễ hội có một không hai của Việt Nam. Đây là lễ hội được phục dựng quy mô nhất của TP.Đà Nẵng.
Lễ hội được tổ chức sáng 28/11 do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng phối hợp với UBND xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) và Hội đồng chư phái tộc làng Phong Lệ (thôn Phong Nam, xã Hòa Châu).
Đoàn mục đồng gồm 60 em nhỏ với áo vá, roi trâu, hơn 20 cờ mục đồng cùng bà con 17 tộc đi dạo đồng. Trong số này, Hội đồng chư phái tộc làng Phong Lệ chọn ra ba lá cờ đẹp nhất để trao giải.
Theo ông Ngô Văn Nghĩa, Trưởng Hội đồng chư phái tộc làng Phong Lệ thì trước đây, Lễ rước Mục Đồng được tổ chức cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu (nghĩa là cách nhau 3 năm), sau dãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng 12 năm.
Lần cuối cùng Lễ hội được tổ chức được ghi nhận là năm Bảo Đại thứ 11 (1936).
|
Đoàn lễ rước Mục đồng đi qua các cánh đồng |
|
Các mục đồng cũng lội qua nhưng cánh đồng ruộng, vui đùa cùng trâu.. |
|
Chờ làm lễ tế tại Đình Làng |
|
Các mục đồng tham gia trò chơi dân gian trước khi rước thần vào đình làng |
|
|
Chuyện kể rằng, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn.
Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả.
Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.
Từ hạ tuần tháng 3 âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi. |
Sông Tranh
No comments:
Post a Comment