Việt Long, phóng viên RFA2010-11-17Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa tổ chức họp báo công bố bản Báo cáo về tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phúc trình 2010Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chủ tọa buổi họp báo vào lúc 2 giờ chiều thứ Tư 17-11 tại Washington, tuyên bố nguyên do và mục đích của việc công bố bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Bộ Ngoại giao thực hiện bản báo cáo tổng quát về tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vì tin rằng tự do tôn giáo vừa là một phần căn bản của quyền con người vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hoà bình và thịnh vượng. Đây không chỉ là quan điểm riêng của Hoa Kỳ mà là của các quốc gia và người dân trên thế giới, thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế . Nó được bảo đảm bằng luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó tại Hoa Kỳ tự do tôn giáo được xem là quyền tự do đầu tiên trong các quyền con người. Vì nước Mỹ muốn cho mọi người ở khắp mọi nơi được sống theo niềm tin của họ mà không có sự can thiệp của chính quyền và được chính quyền bảo vệ, nên Hoa Kỳ đã cảm thấy áy náy vì những gì đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh về vai trò và quan niệm của Hoa Kỳ khi hoàn thành bản báo cáo, và mục đích của bản báo cáo về tự do tôn giáo trên toàn thế giới: "Với bản báo cáo này, Hoa Kỳ không có ý làm quan tòa xem xét các nước khác và xem mình như một hình mẫu tuyệt hảo, mà chỉ tỏ sự quan tâm đến tự do tôn giáo. Hoa Kỳ đã làm hết sức để thi hành quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi muốn nhìn thấy tự do tôn giáo trên toàn cầu. Nước Mỹ ủng hộ những người nam nữ dũng cảm trên toàn thế giới đã kiên trì thực hành niềm tin tôn giáo trong hoàn cảnh bị chống đối và bạo động. Tự do tôn giáo bắt đầu với tin ngưỡng riêng cũng như tập thể, nhưng không phải chỉ có thế, tự do tôn giáo còn bao gồm quyền được nuôi nấng và xây dựng cho con cái theo tín ngưỡng của mình, được chia sẻ niềm tin một cách ôn hoà với người khác, được xuất bản các tài liệu tôn giáo mà không bị kiểm soát, được thay đổi tôn giáo bằng lựa chọn, chứ không phải do ép buộc, và được quyền không có tôn giáo nào cả. Chúng ta đã từng thấy nhiều đóng góp có giá trị từ các cộng đồng tôn giáo trên toàn cầu trong việc chống lại đói nghèo, bệnh tật và thiếu công bằng." Những nước được đề cập trong báo cáo gồm có: Afghanistan. Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Eritrea, Indonesia, Iran, Iraq, Kenya, Lào, Malaysia, Maldives, Ma-rốc, Nepal, Nigeria, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Ảrập Xê-út, Somalia, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Venezuela và Việt Nam. Tôn giáo tại Việt NamVề Việt Nam, bản báo cáo nhìn nhận có tiến bộ về tự do tôn giáo và tự do hành đạo trên một số khía cạnh trong năm qua, tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trong số những vấn đề đó có hành động sách nhiễu và sử dụng vũ lực quá đáng của một số viên chức địa phương, và hành động chậm trễ trong việc chấp thuận sự đăng ký của một số giáo hội Tin lành. Báo cáo viết: "Chính quyền Việt Nam tiếp tục thi hành sắc lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng năm 2004 và các nghị quyết bổ sung năm 2005. Mặt tích cực, chính quyền đã tạo dễ dàng cho việc xây dựng nhiều nhà thờ, nhà nguyện, chùa chiền, tu viện, học viện cho hằng ngàn chủng sinh, tu sinh, học tăng. Nhiều giáo đoàn được phép hoạt động, hai giáo hội Tin lành toàn quốc được công nhận. Sinh hoạt tôn giáo được tăng tiến hơn, tín đồ được tụ họp đông đảo ở một số nơi. Đặc biệt, các tôn giáo tổ chức nhiều lễ hội lịch sử quy mô lớn trên khắp nước, với hơn 100 ngàn người tham dự. Tuy nhiên những hành động chống tự do tôn giáo vẫn xảy ra, trở thành những vấn đề đáng chú ý, nhất là tại các tỉnh và làng xã. Việc đăng ký một số giáo hội Tin lành bị chính quyền gây trì trệ ở miền Bắc và vùng thượng du Tây Bắc. Nhiều nơi, các cộng đoàn bị sách nhiễu. 5 năm nay chính quyền vẫn không chuẩn thuận bản dịch thánh kinh sang tiếng Hmong. Chính quyền giữ vai trò nặng nề trong việc giám sát và công nhận cho các tôn giáo. Nhiều cộng đồng tôn giáo gặp những hạn chế khó khăn nhất khi Nhà nước cho rằng hoạt động của họ là thách đố quyền cai trị hay quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam. Đạo Cao Đài và Hòa hảo vẫn bị từ chối cho đăng ký, tín đồ bị gây khó khăn để không dám tham gia những giáo hội không được nhìn nhận". Bản báo cáo cũng nhắc đến những hành động sách nhiễu và ngăn cấm đối với GHPGVNTN, vụ tấn công giải tán khu sinh hoạt tu tập Làng Mai ở Lâm đồng, vụ áp bức tôn giáo ở Đồng Chiêm cũng như vụ sử dụng bạo lực quá đáng ở giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. Được hỏi về việc Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần được quan tâm về tự do tôn giáo, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Posner nói rằng, Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế là một cơ quan tư vấn độc lập, đã nêu đề nghị đó. Bộ ngoại giao sẽ nghiên cứu và quyết định trong mấy tháng tới. Bản báo cáo này đã nhắc đến Việt Nam qua một số vấn đề. Theo chương trình, vào tháng 12 tới đây ông Posner sẽ sang Việt Nam để tái tục cuộc đối thoại song phương về nhân quyền đã diễn ra hồi tháng 10, và vấn đề liên quan đến danh sách CPC có thể được đề cập tới. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, November 19, 2010
Sinh hoạt tôn giáo tại VN theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment