TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 20, 2010

Tết Nhà giáo nói chuyện "phong bì"


20/11/2010 14:05:01

 - Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên Bee.net.vn đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về văn hóa tặng quà và nhận quà ngày 20/11.

TIN LIÊN QUAN

"Vài ba trăm nghìn đồng có thể chấp nhận được"

Là một người làm trong lĩnh vực giáo dục lâu năm, ông có nhận xét gì về việc tặng quà các thầy cô giáo nhân ngày 20/11?

Việc chúc mừng kèm quà là tự nhiên nhưng tôi nghĩ giá trị của món quà phải nằm trong giới hạn, thể hiện được tình cảm của người tặng với người nhận. 

Theo tôi quan sát thì ngày 20/11 các em chúc mừng thầy cô thường có hoa và thêm một túi quà. Thông thường thì quà là hộp bánh kẹo, người sang hơn thì tặng rượu Tây đắt tiền và thêm cái "phong bì".
 

a
GS-TSKH Đào Trọng Thi. Ảnh: N.Y


Theo ông, việc tặng thêm "phong bì" có phải là "hối lộ" các thầy cô không?

Nếu "phong bì" ở mức độ nhất định vài ba trăm nghìn đồng thì có thể chấp nhận được. Với giá trị như vậy không đủ thực hiện hành vi tiêu cực.

Nhưng theo tôi, tặng quà bằng vật dụng thì văn minh hơn.  Tuy nhiên, việc tặng vật dụng cũng rất khó vì nếu nó không phù hợp với nhu cầu người nhận thì không hiệu quả, rất lãng phí.

Tặng quà là cả một sự đầu tư. Người mua quà phải rất mất thời gian tìm hiểu sở thích, nhu cầu của đối tượng tặng quà, chọn được quà hợp với người tặng rồi thì lại phải cân nhắc xem mình có đủ tiền để mua không. 

Vì vậy, ít người hiện nay đi đầu tư lựa chọn một món quà. Chúng ta tặng quà là theo phong trào. Nhìn người ta mua gì thì mình mua nấy. Bởi vậy, món quà mang tính phổ biến, giống nhau như đúc, vô hình chung đã làm giảm giá trị việc tặng quà.

"Phong bì" càng dầy thì các thầy càng yêu quý?

Trong dư luận hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng "phong bì" càng dầy thì các thầy càng yêu quý con em mình, vậy phải chăng việc tặng "phong bì" và "theo phong trào" xuất phát từ chính các thầy cô giáo?

Các thầy cô giáo phần lớn không để ý em nào tặng nhiều, em nào tặng ít. Hơn nữa, các món quà quá giống nhau như thế nên cũng khó đọng lại trong trí nhớ của các thầy cô giáo.

Tuy nhiên cũng phải nói thật là có một bộ phận các thầy cô giáo quá đặt cao chuyện đó.

Còn phụ huynh học sinh cũng có đi "phong bì" nhưng cũng không có nhiều, chủ yếu là đóng góp cho ban phụ huynh thay mặt đến tặng các thầy cô.

Tôi cho rằng nếu tặng quà vào các dịp như 20/11, 20/10, 8/3 thì không phải mang ý nghĩa là để thiên vị, bênh vực hay "hối lộ". Chỉ có dịp chuẩn bị thi, học phụ đạo về nội dung ôn thi thì rất dễ tác động đến ý thức của các thầy cô, người nào không có bản lĩnh sẽ dễ làm việc không công tâm.

Như ông nói, số phụ huynh đi "phong bì" không phải là nhiều, nhưng thực tế nó đã trở thành một dư luận xã hội?

Với những gia đình khá giả thì số tiền tặng thầy cô không phải là vấn đề, nhưng với những gia đình khó khăn thì đó lại là vấn đề lớn. Và có thể như vậy mới hình thành dư luận về chuyện đi "phong bì".
 

vvvv
Có một bộ phận các thầy cô giáo quá đặt cao chuyện tặng quà. Ảnh: TT&VH


Nhớ nhất món quà bức tranh nhựa... con mèo 


Trong mấy chục năm làm trong ngành giáo dục, ông nhớ nhất món quà nào?

Thú thực trong đời hoạt động của tôi, có nhiều mối quan hệ, cũng nhiều người tặng quà, nên trí nhớ không còn đủ sức lưu giữ hết.

Nhưng có lẽ chị hỏi thì tôi chợt nhớ tới món quà của một cậu nghiên cứu sinh đi Nhật, đó là một bức tranh làm bằng nhựa đặc biệt, gần giống như chất sơn mài của ta. Tuy nhiên, bức tranh đó tặng vào dịp tết, vẽ hình một con mèo, tôi lại tuổi mèo nên thấy rất ý nghĩa.

Tôi vẫn treo bức tranh đó ở ngoài phòng khách. Nhiều người thấy hay thì hỏi, hỏi thì mình lại nhớ ra người tặng.

Còn quà tặng là "phong bì", ông đã bao giờ nhận chưa?

Phong bì cũng có. Những vì trò của tôi đều là người đi làm, chủ yếu là các nghiên cứu sinh, thành thử có trò mang bó hoa, người cẩn thận mua thêm bánh. Trò thân thiết biết nhà thầy không ai ăn bánh thì tặng "phong bì". Nhưng thường tặng rất khéo "Tiền này để nhờ thầy làm hộ, mua hộ em cái này cái khác".

"Phong bì" các trò tặng cũng không phải nhiều nhặn gì vì nếu tính kỹ ra, họ cũng là những giáo viên giảng dạy trong trường đại học nhưng họ nghèo hơn tôi nhiều. Tôi cũng là giáo viên nhưng tôi là người thành đạt hơn cả trong khoa học và trong thu nhập.

Đã thương mại hóa thì không còn là tình thầy trò 

Có nhiều ý kiến cho rằng tình thầy trò ngày nay bị "thương mại hóa" nên mai một dần đi, là một nhà giáo, ông có cảm nhận thấy thế không?

Đã thương mại hóa thì không còn là tình thầy trò nữa vì mối quan hệ đó là sòng phẳng, trò không kính trọng thầy và thầy không tôn trọng trò.

Tôi không cho rằng như vậy, các mối quan hệ thầy trò vẫn giữ được yếu tố truyền thống, còn hiện tượng đi theo hướng làm thương mại hóa thì xuất hiện nhiều hơn.

Trong điều kiện cuộc sống có sự phân hóa, người có điều kiện thì có cách hành xử khác. Chúng ta chấp nhận sự đa dạng nhưng trong khuôn khổ cho phép. Nhưng bắt buộc phải có sự kính trọng của người thầy và trò.

Là một nhà giáo, nhưng đã chuyển sang làm công tác quản lý lâu năm, vậy ông có nhớ nghề không?

Thực ra, tôi đã là quản lý nhiều năm nay ở các nhà trường và ở cấp độ khác nhau. Còn hiện tại tôi tuy làm ở Quốc hội nhưng lại làm ở Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng nên vẫn rất gần gũi các em học sinh.

Thậm chí làm ở Ủy ban, tôi còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều trường, giáo viên, sinh viên, học sinh hơn ở nhiều địa phương hơn.

Điều gì trong ngành giáo dục hiện nay khiến ông còn thấy trăn trở?

Tôi trăn trở nhiều nhất là chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Cấp đào tạo sau đại học và đào tạo nghề thì đáng lo ngại hơn. Phải có chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn VN. Hiện nay chương trình đào tạo hơi nặng, khối lượng kiến thức nhiều, trong khi khả năng tiếp thu của học sinh, sự truyền đạt của giáo viên trang thiết bị học tập còn hạn chế.

Xin cảm ơn ông!



Tặng phong bì là "phản văn hóa"!

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: "Theo tôi chuyện tặng "phong bì" rất không nên và là hành vi không đẹp chút nào. Không thể coi đó là tình cảm mà ngược lại đó là biểu hiện sự thiếu tôn trọng với người làm đạo trồng người. Nếu phụ huynh học sinh tưởng làm điều đó thì thầy cô sẽ quan tâm đến con em mình hơn thì là chuyện coi thường thầy cô giáo. Nếu các em góp tiền nhau để làm chuyện này bằng cách xin tiền bố mẹ thì càng không nên một chút nào. Thầy cô có nghèo đến mấy cũng không vui vẻ gì khi nhận tiền của học sinh, sinh viên hay gia đình các em.
 

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng


Còn không có gì "hoành tráng" hơn những tấm lòng chân thật. Quà cáp càng đắt tiền càng biểu hiện ‎ý đồ hối lộ thầy cô và coi thường đạo đức của thầy cô. Tôi tin là các thầy cô sẽ rất khó xử khi phải nhận những món quà bất thường như vậy. Không nên đưa đến những tình trạng "khó xử" cho những người mà mình thật lòng tôn trọng, yêu qu‎í.

Mọi người hiểu điều đó nên cũng không có sinh viên hay phụ huynh nào đưa phong bì cho tôi trong bất kỳ dịp lễ hội nào."
 


  • Nguyễn Yến (thực hiện)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty