Thanh Trúc, phóng viên RFAInstitute Of International Education, Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, hôm thứ Hai công bố phúc trình thường niên Open Doors, cho thấy số du sinh từ Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ niên khóa 2009-2010 tuy có tăng nhưng khá khiêm tốn so với mức tăng mạnh từ những niên khóa trước. Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến việc du họcPhúc trình mới nhất của Open Doors, do IIE tức Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy là tính đến niên khóa 2009-2010 này, trên mười ba nghìn du học sinh đến từ Việt Nam đang theo học tại các đại học Mỹ.Báo cáo cũng nói Việt Nam đứng hạng chín trên danh sách các nước gởi nhiều du học sinh đến Hoa Kỳ. Nói một cách khác, từ hạng mười ba trong hai mươi quốc gia hồi 2007-2008, nay Việt Nam lọt vào Top Mười các nước có nhiều du sinh qua học các chương trình đại học ở Hoa Kỳ nhất. Báo cáo cũng nói Việt Nam đứng hạng chín trên danh sách các nước gởi nhiều du học sinh đến Hoa Kỳ. Nói một cách khác, từ hạng mười ba trong hai mươi quốc gia hồi 2007-2008, nay Việt Nam lọt vào Top MườiThế nhưng, vẫn theo Open Doors, nếu niên khóa 2008-2009 số lượng du sinh từ Việt Nam từ trên 45% tăng vọt thành 46,2%, thì niên học 2009-2010 chỉ tăng một cách khiêm tốn là 2,3% mà thôi. Như vậy, trong niên học 2008-2009, số lượng du học sinh Việt Nam ở Mỹ là 12.823 người, và đến 2009-2010 thì tăng thành 13.112. Phó giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE chuyên nghiên cứu và thực hiện phúc trình Open Doors, bà Peggy Blumenthal, nhận định về tình hình chung là gần bảy trăm nghìn du học sinh ngọai quốc theo học tại các đại học Hoa Kỳ niên khóa 2009-2010, trong đó Trung Quốc dẫn đầu số du học sinh đến Mỹ, tiếp theo là Ấn Độ rồi Hàn Quốc. Đặc biệt những quốc gia nằm trong Top 10 vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì số du học sinh gởi đến Mỹ đã sút giảm rõ rệtCòn các nước khác, bà nói tiếp, đặc biệt những quốc gia nằm trong Top 10 vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì số du học sinh gởi đến Mỹ đã sút giảm rõ rệt, điển hình vẫn là Hàn Quốc, kế đến Canada, Đài Loan, Nhật Bản, Saudi Arabia, Mexico, Turkey. Về trường hợp Việt Nam, bà Blumenthal dẫn giải: Với con số tăng không cao như đã trình bày, Open Doors có thể nhận định là Việt Nam cũng bị tác động bởi khủng hỏang kinh tế khiến phụ huynh không thể gởi con em sang Mỹ du học dể dàng như những năm trước. Hậu quả là mức tăng về mặt du học sinh đến từ Việt Nam coi như bị khựng lại so với mức tăng đều đặn mà năm sau cao hơn năm trước trong những thời gian trước đó. Open Doors có thể nhận định là Việt Nam cũng bị tác động bởi khủng hỏang kinh tế khiến phụ huynh không thể gởi con em sang Mỹ du học dể dàng như những năm trước. Đa số du sinh ngoại quốc chọn Hoa KỳTrên hạng mục của phúc trình Open Doors liên quan đến Việt Nam, người ta có thể thấy trên 67% là học sinh đã tốt nghiệp trung học và qua Hoa Kỳ để vào đại học, chiếm hai phần ba trong tổng số hơn mười ba nghìn đang có mặt tại Mỹ.Bên cạnh đó, hơn 18% là sinh viên sang Hoa Kỳ để học các chương trình cử nhân hay tiến sĩ. Con số du sinh học ngành tự chọn hay học nghề tương đối ít hơn, chỉ trên 9% tự chọn và trên 3% học nghề mà thôi. Có thể nói hầu hết học sinh đến từ Việt Nam để theo học trong các đại học Hoa Kỳ là du học sinh tự túc, nghĩa là tiền học do cha mẹ bên Việt Nam trả hoặc là do bà con ở Hoa Kỳ giúp đỡ. Con số du sinh được tài trợ học vấn từ các chương trình của Mỹ xem ra không có mấy hoặc là rất ít. Có thể nói hầu hết học sinh đến từ Việt Nam để theo học trong các đại học Hoa Kỳ là du học sinh tự túc, nghĩa là tiền học do cha mẹ bên Việt Nam trả hoặc là do bà con ở Hoa Kỳ giúp đỡ.Theo Open Doors, Kinh Doanh và Quản Trị là hai ngành học thu hút đông đảo du sinh ngoại quốc nhất , sau đó mới đến ngành Kỷ Sư. Các dữ kiện mà IIE dựa vào để thực hiện phúc trình Open Doors là do những đại học trên toàn quốc cung cấp. Vẫn lời phó giám đốc Blumenthal của Viện Giáo Dục Quốc Tế : Phần lớn du học sinh Việt Nam mới qua Mỹ thường có khuynh hướng ghi danh vào những trường Đại Học Cộng Đồng . Sau hai năm, khi đã có chứng chỉ tương đương với cao đẳng thì họ mới ghi tên theo học tại các đại học lớn. Được hỏi về hạnh kiểm và trình độ học vấn của du học sinh Việt Nam tại các đại học Hoa Kỳ, bà Peggy Blumenthal trả lời: Thực ra IIE đã từng khởi sự một cuộc nghiên cứu trước khi có du học sinh Việt Nam đến Mỹ, và điều chúng tôi nhận thấy là cha mẹ cũng như học sinh bên Việt Nam đánh giá rất cao về nền giáo dục của Hoa Kỳ. Phải nói Hoa Kỳ là điểm đến có sự chọn lựa cân nhắc của du học sinh Việt Nam. IIE đã từng khởi sự một cuộc nghiên cứu trước khi có du học sinh Việt Nam đến Mỹ, và điều chúng tôi nhận thấy là cha mẹ cũng như học sinh bên Việt Nam đánh giá rất cao về nền giáo dục của Hoa Kỳ.Chúng tôi không nghiên cứu về hạnh kiểm của du học sinh Việt Nam khi học ở Mỹ, nhưng qua thăm dò từ các đại học thì chúng tôi biết rõ du học sinh Việt Nam chăm chỉ và chịu khó học hành. Cũng có thể nói những du học sinh đã chọn nước Mỹ là những người đã chuẩn bị kỹ và có quyết tâm. Đó là lý do họ tương đối khá sinh ngữ kèm theo đức tính chuyên cần. Tôi nghĩ du học sinh Việt Nam được rèn luyện trong môi trưòng khá nghiêm khắc khi còn ở nhà, chính vì thế họ có học lực tốt tại Hoa Kỳ. Phúc trình Open Doors, mà Viện Giáo Dục Quốc Tế Mỹ thực hiện hàng năm, được yểm trợ tài chánh từ Văn Phòng Giáo Dục Và Văn Hóa trực thuộc Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ. Ông Alan Goodman, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE, khẳng định Hoa Kỳ luôn là quốc gia đứng đầu thế giới trong việc đón nhận sinh viên quốc tế.Ông Alan Goodman, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE, khẳng định Hoa Kỳ luôn là quốc gia đứng đầu thế giới trong việc đón nhận sinh viên quốc tế. Thông tin về những chương trình, phương cách và nguồn tài trợ cần có để du học tại Hoa Kỳ có thể tìm thấy khi truy cập online vào trang mạng educationusa.state.gov. Cũng có thể tìm những thông tin liên quan tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hay tòa tổng lãnh sự Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo dòng thời sự: |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, November 19, 2010
Sinh viên Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment