TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, February 1, 2011

Ai Cập sẽ ra sao?

2011-01-31

Cựu giám đốc Cơ quan nguyên tử năng quốc tế, khôi nguyên Nobel hòa bình Mohamad ElBaradei, nay trở thành khuôn mặt nổi nhất trong cuộc phản đối chính quyền Mubarak ở Ai Cập.

AFP photo

Ông Mohamed ElBaradei tham dự một cuộc biểu tình tại quảng trường al-Tahrir ở trung tâm ở Cairo hôm 30/1/2011.

Vai trò của Mỹ

Hôm thứ bảy, ông chỉ trích vai trò của Mỹ trong cuộc phản đối tại Cairo.  Ông nói rằng uy tín của Mỹ mỗi ngày mỗi hao mòn vì thái độ lấp lửng trong vấn đề Ai Cập hiện nay. Sự thật đã diễn ra ngược lại.

Từ ngày chủ nhật vừa qua chính quyền Obama đã xác định lập trường đứng chung hàng ngũ với phong trào phản đối đang làm rung chuyển chế độ toàn trị Hosni Mubarak, đồng minh quan trọng hàng thứ nhì ở Trung Đông của Washington, sau Israel. 

Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố trong chương trình Fox News Sunday rằng nước Mỹ muốn thấy một sự chuyển giao êm thắm tại Ai Cập sang một chính quyền dân chủ để đổi mới kinh tế, đúng như những gì những người chống đối đang đòi hỏi.

Nói chuyện điện thoại với giới lãnh đạo Ai Cập và một số nhà lãnh đạo Trung Đông, Tổng thống Barack Obama cùng các cố vấn hàng đầu của ông cố gắng trấn an họ rằng xứ sở của họ vẫn là những đối tác chiến lược trọng yếu của Mỹ, nhưng Washington cũng đồng thời cảnh báo rằng hệ thống chính trị đương thời của họ chẳng được vững chắc là bao.

Các viên chức cao cấp của Washington cho biết từ ngữ "chuyển giao" được cả tòa Bạch ốc lẫn bộ ngoại giao sử dụng, đã được chọn lựa rất cẩn thận để biểu thị ý nguyện muốn xứ sở đang hỗn loạn có được một chính phủ tạm thời mang tính đại diện nhiều tầng lớp xã hội để có thể điều hành việc nước cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 9.

Ngoại trưởng Hillary Clinton xuất hiện trên cả năm đài truyền hình toàn quốc ở Mỹ hôm chủ nhật, đã từ chối kêu gọi Tổng thống Ai Cập từ chức. Bà chỉ nói: chính phủ đương nhiệm và một chính phủ lâm thời sẽ phải thi hành những biện pháp cụ thể để đổi mới kinh tế và chính trị. Hoa Kỳ không bênh vực cho một kết quả chính trị định sẵn nào, nhưng sự chuyển đổi cần được thực hiện lập tức, với một tiến trình đem mọi người lại cùng ngồi làm việc và người dân có thể nhìn thấy, kiểm soát được. 

000_Was3677329-200.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra một tuyên bố về tình hình ở Ai Cập tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 28 Tháng 1 năm 2011. AFP photo
Nói thẳng ra rằng không ai hài lòng với những động thái của ông Mubarak trong năm ngày trong tuần qua, bà Clinton tuyên bố tiến trình chuyển giao chặt chẽ là điều cần thiết để không ai xen vào khoảng trống quyền cai trị, và Hoa Kỳ không muốn xảy ra hỗn loạn.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa đối lập, dân biểu John Boener, tuyên bố ông hài lòng về cách hành xử của chính quyền Washington trước sự kiện này.

Trong khi đó nội các Israel họp liên miên. Giới lãnh đạo Israel theo dõi tình hình Ai Cập với nhiều âu lo. Giới phân tích xứ này cảnh báo rằng nền hòa bình 30 năm nay giữa Israel và Ai Cập sẽ kết thúc nếu giới lãnh đạo mới của Ai Cập bị thành phần Hồi giáo cực đoan chi phối mạnh mẽ.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lúc khuya chủ nhật, tức khoảng sáng sớm thứ hai ở Việt Nam.  Ông tuyên bố chính phủ Israel đang theo dõi chặt chẽ những diễn tiến tại Ai Cập, nền hoà bình Ai Cập-Israel đã tồn tại hơn 30 năm nay và mục đích của Israel là bảo đảm mối quan hệ đó tiếp tục hiện hữu.

Báo chí hàng đầu của Israel chạy tít lớn hôm chủ nhât, viết là "Một Trung đông mới", nêu lên điều ám ảnh về sự chiếm giữ chính quyền Ai Cập của những người Hồi giáo chính thống bảo thủ một khi chế độ Mubarak chấm dứt nhanh chóng, để lại khoảng trống quyền lực chính trị.

Trong trường hợp này, giới phân tích của Israel cho rằng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo sẽ là thành phần có lợi thế nắm chính quyền vì đó là thành phần tiến bộ có tổ chức nhất và quyết tâm cao nhất, song song với những hạ tầng cơ sở chính trị được hình thành từ nhiều năm nay ở Ai Cập, tuy rằng họ không giữ vai trò nổi bật trong cuộc chống đối từ một tuần nay.

Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi Tổng thống hãy chuyển giao quyền hành êm thắm cho một nội các chuyển đổi,  nhưng chính họ lại tránh đứng ra nắm giữ vai trò lãnh đạo mới. Giới lãnh đạo tổ chức này đã tuyên bố điều ấy trong buổi lễ tang một thành viên trẻ tử vong trong cuộc chống đối tuần qua.  Họ nói sự tham dự chung của Huynh đệ Hồi giáo vào phong trào đòi dân chủ là điều bắt buộc, nhưng tổ chức không nên giữ vai trò lãnh đạo.

Chế độ độc tài Tunisia sụp đổ

Chỉ mấy ngày, trong không khí sôi sục ở Tunisia, trước khi rời khỏi xứ để tị nạn, Tổng thống Ben Ali lên truyền hình toàn quốc hứa hẹn sẽ có 300 ngàn công việc cho cả nước trong vòng hai năm.

000_Par3721667-250.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011. AFP photo
Hôm thứ bảy 29 tháng 1 Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng có hành động gần như giống hệt trong khi bạo loạn lan tràn trong thủ đô Cairo cùng một vài thành phố khác.  Ông hứa hẹn sẽ có thêm cơ hội kinh tế cho Ai Cập, một quốc gia có hơn nửa dân số có thu nhập dưới 2 đô la một ngày.

Những lời hứa hẹn trong lúc nguy nan ấy còn có chỗ tương đồng khác nữa: đó là sự nhìn nhận rằng cốt tủy của làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy đó trong thế giới Á Rập chính là sự oán giận âm ỷ từ lâu trong hằng chục năm chịu cảnh bất công, khi những thành phần được ưu đãi về chính trị chiếm hết cả quyền lợi kinh tế, thành phần còn lại bị gạt ra khỏi vòng thụ hưởng. 

Chưa đầy hai tháng từ cuộc biểu tình đầu tiên ở Tunisia, chế độ độc tài đã sụp đổ. Tốc độ nhanh chóng của phong trào đòi lại công bằng đã làm nổi bật cả cái hệ thống lệch lạc vẫn được các chế độ Á Rập sử dụng để nắm giữ chính quyền. Đó là sự kết hợp hệ thống kinh tế bè đảng với hệ thống kiềm tỏa cứng rắn của chế độ cảnh sát trị. Nhiều nhà cầm quyền vẫn rao giảng rằng hệ thống pha trộn đó cần thiết để chống những người Hồi giáo cực đoan, hay chống cả gián điệp Israel. Nay sự pha trộn lệch lạc ấy đang bị thúc đẩy cho đến chỗ bứt tung ra do những cộng đồng dân chúng bị áp bức lâu ngày, đang kéo nhau vùng lên chống lại chế độ đàn áp bóc lột họ.

Chỉ nhìn ra đường phố Cairo người ta cũng thấy rõ bức tranh xã hội từ mấy mươi năm nay. Dân số thành phố 18 triệu. Một nửa dưới 30 tuổi, không còn mang ý nguyện trở thành một công chức khiêm tốn. Một thanh niên biểu tình phất cao mảnh bằng tốt nghiệp đại học giữa màn khói cay của cảnh sát bắn ra, la lên chỉ một từ ngữ "việc làm". Đó chính là lời vắn tắt nhất về nguyên do những cuộc bạo loạn dây chuyền từ Tunisia sang Ai Cập.

Người biểu tình khác nói chính quyền chẳng lưu tâm đúng mức tới họ, không cảm thấy sự khổ đau và phẫn nộ của giới người trẻ Á Rập. 

Người ta chưa quên rằng một người trẻ tốt nghiệp đại học ở Tunisia đã tự sát vì không tìm được việc làm, và ngọn lửa ấy thôi thúc bùng lên cuộc chống đối lật đổ chế độ độc tài Ben Ali.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty