TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, February 3, 2011

Bất ổn Ảrập: Ba bài học lãnh đạo không thể bỏ qua

Thật dễ dàng để chỉ ra rằng, giá cả tăng cao và nạn thất nghiệp dẫn tới những cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập. Nhưng theo nhiều nhà phân tích, tâm điểm của bất ổn chính là chất lượng quản lý của chính phủ.
Thế giới Ảrập "xôn xao" với những bài học từ bất ổn Tunisia và quốc gia có khả năng nhất trở thành "Tunisia tiếp theo". Mọi con mắt hiện giờ đang đổ về Ai Cập.
Điều cốt yếu là các lãnh đạo Ảrập cần rút ra bài học hợp lý để có thể tránh được số phận giống như cựu Tổng thống Tunisia, Zine el-Abidine Ben Ali. Nếu không, khủng hoảng sẽ tiếp tục lan rộng khắp khu vực, và Ai Cập không phải là quốc gia nguy nhất gặp rủi ro. Mặc dù làn sóng biểu tình được cho là bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, nhưng nguy cơ thực sự với sự ổn định của thế giới Ảrập là chất lượng quản lý yếu kém của chính quyền.
Cairo chật cứng người biểu tình. Ảnh: AP
Thật dễ dàng để nói rằng Tunisia có thể hướng tới việc thiết lập nền dân chủ thực sự để giải quyết những mối quan tâm của người biểu tình, song một số bước đi nhỏ vẫn có thể đảo ngược tình hình.
Một điều quan trọng cần hiểu là người biểu tình ở Tunisia tức giận vì những lý do nhiều hơn là kinh tế. Tunisia là quốc gia mà nạn tham nhũng tồn tại nhiều năm và những đòi hỏi về quyền lợi chính trị đã khiến người dân đổ ra đường phố.
Cuộc khủng hoảng bất ngờ tại Tunisia đã làm biến đổi hiện trạng của thế giới Ảrập, và quan trọng là khu vực này sẽ không trở lại được bình thường như trước. Có ba bài học mà các nhà lãnh đạo Ảrập không thể bỏ qua.
Giá cả tăng cao và thất nghiệp là những lý do căn bản của biểu tình, nhưng không đơn giản chỉ có vậy. Một số quốc gia sẵn sàng tiến hành các bước đi ngắn hạn, bao gồm trợ cấp cơ bản và áp dụng mức lương tốt hơn, nhưng các biện pháp này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Giải pháp thực sự là cải tổ dân chủ và các quyền chính trị, chống tham nhũng và bảo vệ các quy định của pháp luật.
Điểm thứ hai, không một quốc gia nào là an toàn - tất cả các nước Ảrập đều bị đe dọa. Có một xu thế trong giới lãnh đạo Ảrập và các cố vấn của họ là cảm thấy "thoải mái" trong những khác biệt giữa đất nước họ với Tunisia và chắc chắn rằng, họ có thể dễ dàng xử lý những bất bình kinh tế. Nhưng đây là cảm giác sai lầm về sự an toàn và rõ ràng không hợp lý với những sự kiện đang diễn ra ở Ai Cập.
Bất ổn từng được cho là sẽ không xảy ra ở Tunisia, và đây là một trong những nước cuối cùng trong thế giới Ảrập mà mọi người nghĩ có thể xảy ra sai lầm. Tunisia trải qua sự tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, chính phủ đối mặt với sự phản đối khá ôn hòa, và chế độ cầm quyền có lực lượng an ninh mạnh mẽ. Nhưng những điều đó không thể ngăn cản mọi người đổ xuống đường. Và các nhà lãnh đạo không thể không nghĩ tới việc này.
Bài học cuối cùng là những quan điểm cũ về việc kiểm soát chính trị chặt chẽ, các chính phủ thường sử dụng sự e ngại của đạo Hồi để biện minh các hệ thống chính trị khép kín và dẹp bỏ mọi hình thức bất mãn. Nhưng Tunisia đã thay đổi mọi chuyện. Hành động của một người, một cá nhân không liên kết với một nhóm hay một đảng Hồi giáo - có thể gây ra biểu tình rộng rãi về các quyền chính trị. Trấn áp quan điểm của mọi người khiến họ không còn cách nào để nói lên những bất bình.
Câu hỏi đặt ra giờ đây không phải là thế giới Ảrập sẽ học hay không học được từ những điển hình trên. Mỗi nước cần bắt đầu cuộc cải tổ chính trị dài hạn, ổn định và nghiêm túc trước khi mọi sự trở nên quá muộn.
Nhìn xung quanh khu vực - từ sự ra đi của Ben Ali ở Tunisia tới căng thẳng gia tăng ở Lebanon và tương lai bất định của Ai Cập - rõ ràng là thế giới Ảrập đang rơi vào bất ổn. Có một sự liên quan xuyên suốt là chất lượng quản lý thấp của chính phủ. Trừ phi các nhà lãnh đạo Ảrập - những người tới nay vẫn miễn cưỡng từ bỏ quyền lực tuyệt đối và cuộc sống đầy đặc quyền - thực thi lập tức các biện pháp cải tổ dân chủ và quyền chính trị, nếu không, thế giới Ảrập sẽ là nơi xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng hơn.
Và, theo tin tức mới nhất, hơn ¼ triệu người đã đổ về trung tâm Thủ đô Cairo của Ai Cập ngày 1/2, làm chật cứng quảng trường chính của thành phố trong cuộc tuần hành lớn nhất cả tuần qua với yêu cầu Tổng thống Hosni Mubarak rời bỏ vị trí sau gần 30 năm cầm quyền.
  • Thụy Phương (theo guardian)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty