Tạp chí có tiếng Foreign Policy - Chính sách Ngoại giao - đã đưa Việt Nam vào danh sách "các đồng minh đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ nhân các diễn biến ở Ai Cập nơi Tổng thống Hosni Mubarak là người được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Trong phần nêu danh Việt Nam, tạp chí nói 'lãnh đạo' Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ mới vừa được bổ nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng duy nhất được pháp luật cho phép bổ nhiệm các nhà lãnh đạo từ hàng ngũ của chính đảng này.Bấm Foreign Policy trích báo cáo của Human Rights Watch nói "Việt Nam đã tăng cường trấn áp nhân quyền trong năm qua, bỏ tù những người bảo vệ quyền con người, blogger và những người vận động chống tham nhũng".
Bên cạnh đó, tạp chí cũng nói các nhóm tôn giáo bị sách nhiễu nhiều lần trong khi sự tàn bạo của cảnh sát và các trường hợp tử vong khi bị cảnh sát giam xảy ra thường xuyên.
Về kiểm soát internet, Chính sách Ngoại giao nhận định:
"Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam dựng tường lửa internet, chặn các trang web mà họ phản đối và đòi các nhà cung cấp dịch vụ và các quán cafe internet cài đặt phần mềm theo dõi người dùng".
'Hỗ trợ của Hoa Kỳ'
Foreign Policy nói "Ba mươi lăm năm sau cuộc chiến Việt Nam và 15 năm sau ngày quan hệ ngoại giao được tái lập, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bao giờ gần gũi hơn hiện nay."
"Ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc, hai nước đã tăng cường quan hệ quốc phòng bao gồm tập trận quân sự và một hợp đồng hạt nhân dân sự tiềm năng."
Ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc, hai nước đã tăng cường quan hệ quốc phòng bao gồm tập trận quân sự và một hợp đồng hạt nhân dân sự tiềm năng.
Tạp chí Foreign Policy
Những nước khác có tên trong danh sách tám "đồng minh đáng xấu hổ nhất" khác nữa của Hoa Kỳ ngoài Ai Cập còn có Kazakhstan, Jordan, Ethiopia, Saudi Arabia, Uganda, Uzbekistan và Yemen.
Tại Kazakhstan, Tổng thống Nursultan Nazarbayev, cựu lãnh tụ Đảng Cộng sản, đã cai trị đất nước này từ năm 1991 mà không có cải tổ chính trị.
Ở Jordan, Vua Abdullah II lên ngôi từ năm 1993 và hệ thống bầu cử ở nước này được cho là "có lỗ hổng nghiêm trọng".
Foreign Policy nói chương trình cải cách kinh tế của Vua Abdullah đã dẫn tới mức tăng GDP ổn định nhưng cũng giống như ở Ai Cập, phát triển kinh tế đã không giúp người nghèo bớt khổ và thất nghiệp có thể cao tới 30%.
Vị Vua Jordan đã vừa phải bổ nhiệm thủ tướng mới hôm thứ Ba và ra lệnh "cải tổ chính trị thực sự" sau khi phe Hồi giáo đối lập biểu tình trong nhiều tuần đòi chính phủ từ chức.
Các nước còn lại trong danh sách đều bị tố cáo có chính sách bóp ngẹt không gian cho bất đồng chính trị và những chỉ trích độc lập, áp dụng các hình thức tra tấn và tham nhũng tràn lan.
Tại Saudi Arabia, chỉ riêng trong năm 2009 đã có tới 2000 người bị bắt về các cáo buộc chính trị trong khi chín triệu phụ nữ bị cấm làm một số việc nhất định, không được lái xe và cũng có luật buộc họ phải phục tùng chồng.
Yếu tố Ai Cập
Tờ Washington Post nói Hoa Kỳ từ lâu đã không coi cải tổ chính trị là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với Ai Cập.
Lý do là họ cần sự hỗ trợ của nước này để đạt được hòa bình giữa Israel và Palestine.
Họ cũng ngần ngại kêu gọi thay đổi chính trị ở Cairo sau khi phe Hồi giáo Hamas thắng cử tại Palestine trong năm 2006.
Washington Post nói về cuối nhiệm kỳ của Tổng thống George Bush, Ai Cập tự tin tới độ họ nói với Ngoại trưởng khi đó, bà Condoleezza Rice rằng bà không thể sang thăm Ai Cập nếu bà không bỏ hạn chế mà quốc hội đưa ra đối với khoản viện trợ quân sự 100 triệu đô la Mỹ.
Cuối cùng bà Rice đã phải thực hiện điều này.
Trong quan hệ với Việt Nam, các chuyên gia cũng nói Hoa Kỳ đã giảm nhẹ ưu tiên cho nhân quyền khi quan hệ kinh tế và quân sự phát triển.
Washington cũng muốn lôi kéo Việt Nam ngả về phía họ trong lúc Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra mạnh dạn hơn.
No comments:
Post a Comment