Quân đội Ai Cập tăng cường sự hiện diện sau khi Công An bỏ trốn. Phe biểu tình yêu cầu nhà độc tài Mubarak từ chức không điều kiện.
Hôm nay, 30-01-2011, quân đội Ai Cập đã thể hiện sức mạnh của mình bằng cách cho phi cơ bay lượn trên bầu trời Cairo và đóng quân tại những điểm trọng yếu. Đội ngũ đông đảo Công An đã bỏ trốn từ vài ngày qua và nhân dân Ai Cập đã tự thành lập các nhóm trật tự để trông nom khu phố của mình.
Người dân Ai Cập từ chỗ nơm nớp sợ hãi sự trấn áp của đám Công An Ai Cập hung dữ đã can đảm vùng lên đối đầu với bạo lực. Đối mặt với đám đông quần chúng nhân dân, Công An đã thối bước, bỏ chạy.
Quân đội Ai Cập, trái lại, nhận được nhiều thiện cảm từ người dân và từ cả những người biểu tình. Họ đã trò chuyện với dân chúng trong khi làm nhiệm vụ canh gác và không khí giữa hai bên được mô tả là thân thiện và cởi mở.
Không nằm trong ngoại lệ với các nước độc tài khác, quân đội Ai Cập với tổng số gần 1 triệu, kể cả quân trừ bị, là chỗ dựa vững chắc cho chế độ hiện hành, điển hình là liên tiếp 4 đời tổng thống vừa qua, từ năm 1950, đều xuất thân từ quân đội. Thế nhưng lần này, khi thực sự đối mặt với sự giận dữ của đám đông, quân đội đã thể hiện tư cách là người bảo vệ đất nước và nhân dân, thay vì bảo vệ chế độ. Lệnh giới nghiêm, ban hành từ hôm thứ sáu 28-01-2011, đã không được quân đội thi hành nghiêm chỉnh và hàng ngàn người biểu tình vẫn rầm rộ xuống đường trước sự hiện diện của quân đội.
Cuộc biểu tình rộng lớn này tại Ai Cập được khuyến khích từ sự thành công của cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia trong vài tuần trước. Cả hai đều có chung một cách thức là bộc phát tự động và lan toả rộng rãi vì sự bất mãn đã bị đè nén quá lâu.
Hiện tại, ông ElBaradei, người được giải Nobel hoà bình vì những cống hiến trong công tác thanh tra vũ khí hạt nhân cho Liên Hiệp Quốc và là nhân vật đối lập nổi tiếng nhất của Ai Cập, đã ra lời kêu gọi tổng thống Mubarak từ chức và ra đi trong danh dự.
Ông ElBaradei nói ông không tin là quân đội sẽ tấn công người biểu tình, nếu được ra lệnh, mà là "đang đứng về phía nhân dân".
Hình: Leo cả lên xe tăng biểu tình đòi tổng thống độc tài Mubarak từ chức
Trong những nổ lực vội vã cuối cùng để trấn an dân chúng, hồi cuối tuần tổng thống Mubarak đã giải tán nội các, lập một phó tổng thống (điều mà ông chưa bao giờ làm trong 30 năm tại vị), hứa hẹn những cải tổ sâu rộng về mọi mặt - chính trị, xã hội và kinh tế, thế nhưng những hứa hẹn đó đã không còn được người dân tin tưởng nữa sau 30 năm mắt thấy tai nghe những gì Mubarak đã làm và đang làm.
Hiện tại, dễ dàng thấy rằng, chỉ còn một lối thoát an toàn cho chế độ độc tài Mubarak là phải nhanh chóng trao quyền hành lại cho nhân dân để tự họ quyết định vận mệnh của mình và vận mệnh đất nước theo những nguyên tắc căn bản, phổ cập của một nền dân chủ tiên tiến thực sự.
Một Ba Lan can đảm tự mình "giũ bùn đứng dậy sáng loà" (*) đã tạo một phản ứng dây chuyền, khích lệ các dân tộc Âu châu, bị trị dưới ách Cộng Sản, đứng dậy làm lại cuộc đời. Một Tunisia vùng lên đã khuyến khích một nước Ai Cập trầm lặng làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài. Bao giờ đến lượt chúng ta, nước Việt Nam 4000 năm kiêu hãnh, biết đứng dậy đồng hành cùng với đông đảo loài người tiến bộ tiến về phía chân trời tươi sáng của tự do, dân chủ, nhân ái và văn minh?
Chắc chắn ngày ấy sẽ đến khi một bộ phận đông đảo nhân dân nhận thức được rằng chúng ta sẽ là người chủ thực sự khi không còn biết sợ người đầy tớ của mình!
Quốc Dân
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, February 2, 2011
Từ Tunisia tới Ai Cập: Cách mạng nối tiếp cách mạng. Hỡi những ai đang bị áp bức, hãy vùng lên!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment