TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, February 23, 2011

Cảnh báo về tự do báo chí Việt Nam

Báo Việt Nam

Việt Nam có trên 700 báo và tạp chí

Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa) trong phúc trình thường niên nhận định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tự do báo chí trong năm 2011.

Tổ chức theo dõi báo chí khu vực này vừa công bố phúc trình 2011 hồi đầu tháng.

Trong đó, Seapa đưa ra dự báo: "Dựa vào hành động của chính phủ Việt Nam trong năm qua, có thể sẽ có thêm việc trấn áp báo chí, nhất là trấn áp các bloggers, dù chỉ để nhằm hạn chế thách thức mà các thành phần dân chủ có thể sẽ đặt ra đối với nỗ lực giải quyết khó khăn kinh tế của chính quyền".

Tổ chức này nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của các quyết pháp nhà nước, với lý do Việt Nam đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, nhất là tình trạng lạm phát.

Seapa cũng nói tới vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong điều hành chính sách đối với báo chí. Theo đó, tuy được mô tả là nhân vật cải cách, ông Dũng đã có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers khi họ phổ biến các thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên.

Việc ông được trông đợi sẽ tiếp tục một nhiệm kỳ thủ tướng nữa được cho là sẽ tiếp tục xu hướng này.

Một năm nhiều sự kiện

Seapa nhìn lại một năm 2010, khi Việt Nam nắm chức chủ tịch luân lưu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Phúc trình của tổ chức này nhận xét rằng các chỉ trích gia và các blogger, mà nhiều người bị bắt và bị xử tù trong năm qua, có thể sẽ không đồng ý với nhận định của chính phủ rằng 2010 là một năm "thành công" của Việt Nam.

Theo phúc trình, sự phát triển của các blog ở Việt Nam đã lấp đầy khoảng trống của các chủ đề mà báo chí nhà nước vì lý do chính trị đã không đăng tải.

Cũng chính vì vậy mà bàn tay kiểm duyệt muốn vươn tới các blog cá nhân và các trang tin điện tử.

Chủ đề "nóng" nhất trên các trang mạng thời gian gần đây, theo nhận xét của Seapa, là tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nhượng bộ mà chính phủ Việt Nam dành cho các công ty Trung Quốc làm ăn ở trong nước, nhất là trong lĩnh vực khai thác bauxite.

Chính phủ Việt Nam đã dùng Điều 88 và Điều 79 trong Luật Hình sự để trấn áp những người bất đồng chính kiến.

"Với chiếc ghế chủ tịch Asean và hội nghị Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, nhà chức trách đã không chần chừ trong việc siết chặt kiểm soát internet, từ các quán càphê internet tới trang mạng Facebook."

"Ngoài ra, họ cũng bắt giữ các blogger tiếp tục viết về chủ đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, bauxite, các nhà báo ủng hộ dân chủ, luật sư và nhà hoạt động."

Seapa đưa ra dẫn chứng nhiều tên tuổi những người bị bắt và bỏ tù trong một năm qua, trong đó có nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Công Định, blogge Điếu Cày, luật sư Lê Thị Công Nhân, các nhà báo tự do Uyên Vũ và Trăng Đêm, blogger Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba Sài Gòn, giảng viên Phạm Minh Hoàng và một số người khác.

Không chỉ bắt giữ và bỏ tù những người nói trên, nhà nước Việt Nam còn có các hành động chặn các trang blog mà họ cho là có ý kiến bất đồng, và hạn chế truy cập các trang mạng "có vấn đề".

Tự do internet

Hôm 15/02, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong bài phát biểu quan trọng về tự do internet cũng nêu tên Việt Nam trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên internet".

Bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy tự do internet trên toàn cầu và cảnh báo các nước độc tài không nên tìm cách hạn chế internet vì sẽ "không thể thành công".

Đáp lại nhận xét của ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuần trước tuyên bố: "Ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế".

"Ở Việt Nam, mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ, đồng thời phải tôn trọng pháp luật. Người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật."

Bà Nga nói thêm: "Chúng tôi cho rằng trong quan hệ giữa các quốc gia, mọi khác biệt cần được trao đổi trên tinh thần xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau."

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty