TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, March 22, 2011

“Kiềm chế lạm phát dưới 7% năm nay đã trở nên khó khăn”

Ông Hà Văn Hiền, chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội:

SGTT.VN - Chiều nay (21.3), trong giờ nghỉ giải lao Quốc hội, chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Hà Văn Hiền đã trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị một số vấn đề về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo ông Hà Văn Hiền, chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, kiềm chế lạm phát là mục tiêu khó khăn nhưng phải phấn đấu (ảnh minh hoạ). Ảnh: Lê Quang Nhật

Thưa ông, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng đầu năm dự kiến đã trên 6%, gần bằng chỉ tiêu Quốc hội giao Chính phủ thực hiện năm nay (kiềm chế CPI không tăng quá 7%). Liệu lại phải có kịch bản là Quốc hội cho Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu này để còn dễ thực hiện?

Hiện nay chúng ta mới qua hơn 2 tháng. Trong tháng 1 và tháng 2, CPI tăng rất cao nên Chính phủ đưa ra nghị quyết thực hiện các giải pháp lấy mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên. Cho nên bây giờ nói sửa chỉ tiêu là sớm. Tất nhiên, đây là mục tiêu khó khăn, chúng ta phải phấn đấu. Với các chính sách gần đây mà Chính phủ đặt ra như giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng (dưới 20%), cắt giảm đầu tư công thì cần phải thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng như năm ngoái, đầu năm thì thắt chặt chính sách tiền tệ, cuối năm lại nới lỏng ra nên đến giờ mới có những hệ luỵ. Những giải pháp đó là tốt nhưng tổ chức thực hiện phải nhanh, nếu không thì khó đem lại hiệu quả.

Việc kiềm chế lạm phát chắc còn nhiều khó khăn khác. Ví dụ như hiện nay, Chính phủ vẫn quyết liệt thực hiện chủ trương thị trường hoá. Như giá xăng dầu có thể còn phải tăng trong thời gian tới?

Cơ quan nhà nước phải nghiên cứu giải pháp để người dân được mua ngoại tệ khi có nhu cầu chính đáng. Ảnh: L.Q.N

Theo tôi, để thực hiện kiềm chế lạm phát phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để cái này không cộng hưởng cái kia. Cho nên, điều hành của Chính phủ phải đồng bộ, có xem xét ảnh hưởng của thị trường thế giới nhưng cũng chú ý đặc điểm của thị trường trong nước. Tôi có niềm tin rằng, với những kinh nghiệm chống lạm phát các năm trước và với những giải pháp đang triển khai thì thời gian tới, lạm phát sẽ được kiềm chế.

Chính phủ đang triển khai các đoàn công tác đi rà soát để cắt giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Theo ông, việc giảm cho tiêu công có dễ thực hiện không, vì năm 2008, Chính phủ cũng đã đề ra nhưng thực tế, việc cắt giảm cũng chưa thực hiện được bao nhiêu?

Đúng là không dễ vì vốn ngay từ đầu năm đã phân bổ cho các địa phương và nhu cầu đầu tư của ta vẫn rất lớn. Nhưng không thể không cắt giảm được. Vì có cắt giảm mới đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng vấn đề là cắt giảm như thế nào thì chúng tôi cho rằng, trên cơ sở cân đối nguồn vốn, yêu cầu các ngành, các địa phương cắt giảm bao nhiêu. Còn các dự án cụ thể, giao cho các ngành, các địa phương tự cắt giảm thì nó sẽ nhanh hơn. Chứ chờ rà soát mới cắt giảm thì nó hơi chậm.

Ông có đồng tình với thừa nhận của Chính phủ trong báo cáo đánh giá nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng, một khuyết điểm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ qua là quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật hiệu quả?

Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu điều này rồi. Báo cáo có nêu những nguyên nhân của tình hình lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô có những điểm bất ổn. Tôi nhận thấy, những biện pháp của Chính phủ thực hiện hiện nay đã xét đến việc ổn định kinh tế có tính trung hạn, dài hạn hơn. Uỷ ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân sâu xa gây nên những bất ổn của nền kinh tế tích tụ từ nhiều năm rồi: đầu tư kém hiệu quả, phân bổ vốn chưa hợp lý dẫn đến bội chi ngân sách kéo dài, nhập siêu cao, mất cân đối cán cân thanh toán. Tất cả làm cho lạm phát tăng cao. Để giải quyết căn bản lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải thực hiện các biện pháp ngắn hạn như Chính phủ đang tiến hành nhưng cũng phải có các biện pháp dài hạn như chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế thì mới giải quyết được tận gốc những vấn đề bất ổn hiện nay.

Mạnh Quân (thực hiện)

Trả lời báo chí về đánh giá của uỷ ban Kinh tế Quốc hội về các biện pháp quản lý thị trường ngoại hối vừa qua của Chính phủ, ông Hà Văn Hiền cho biết, các biện pháp về quản lý ngoại tệ mà Chính phủ vừa rồi thực hiện đã thể hiện trong Pháp lệnh ngoại hối, nhưng vừa qua việc thực hiện các biện pháp đó chưa được nghiêm. Ông Hiền cho rằng, trước mắt làm sao phải có biện pháp làm sao quản lý được thị trường ngoại tệ nhưng cũng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện được quyền mua, bán ngoại tệ một cách hợp pháp, thuận tiện của người ta.

"Chúng tôi có kiến nghị, một mặt chúng ta phải có biện pháp kiên quyết, phù hợp với đặc điểm của thị trường Việt Nam; nhưng mặt khác cũng không để phát sinh những vấn đề phức tạp mới", ông Hiền nói. Cũng theo ông Hiển, cơ quan nhà nước phải nghiên cứu giải pháp để người dân được mua ngoại tệ khi có nhu cầu chính đáng. "Trong pháp lệnh Ngoại hối đã có nhiều quy định cần thiết mà nếu chúng ta thực hiện đúng thì thị trường ngoại hối đi vào ổn định. Lâu nay ta để lỏng lẻo quá, nay xiết vào là cần thiết nhưng cũng phải hợp lý để không phát sinh những phức tạp mới", ông Hiền nói thêm.

(M.Q ghi)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty