Không dừng lại ở việc tranh mua hàng nông sản, hiện thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đặt chân hẳn vào ngành sản xuất nông nghiệp của VN dưới hình thức thuê đất để sản xuất. Đó là thực tế đang diễn ra tại tỉnh Vĩnh Long. Theo ước tính sơ bộ, hiện thương nhân TQ đã thuê cả trăm hec-ta đất ở địa phương này để trồng khoai lang tím (khoai lang Nhật). Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp 2 huyện Bình Tân, Bình Minh và nhiều thương lái thì phần lớn khoai lang Nhật được xuất sang TQ theo đường tiểu ngạch. Trung bình mỗi ngày có hàng trăm tấn khoai được thương lái Trung Quốc thu gom đưa về nước. Vào thời điểm hiện tại, giá khoai lang Nhật vào khoảng 500 ngàn đồng một tạ (60 kg), cao gần gấp đôi so với cùng kỳ, vì vậy diện tích trồng khoai tím không ngừng gia tăng. Ngay cả một xã có truyền thống trồng rau như Thuận An (Bình Minh) nông dân cũng ồ ạt chuyển sang trồng khoai tím. Chị Phạm Thị Diệu, cán bộ nông nghiệp xã Thuận An cho biết: Người dân địa phương mới chuyển sang trồng khoai tím khoảng 2 năm nay với diện tích gần 130 ha. Trong số diện tích trồng khoai tím ở xã Thuận An thì có hơn phân nửa là cho "người khác" thuê mướn. Trong đó, người TQ chiếm phần lớn đất mà người dân địa phương cho thuê. Tuy nhiên, người TQ không trực tiếp thuê mà thông qua những người dân địa phương hoặc từ nơi khác đến. Họ đầu tư vốn để những người này đứng ra sản xuất. Theo một số người dân địa phương thì những diện tích trồng khoai hiện nay trước đây đều là đất lúa. Họ mướn đất rồi đưa máy móc vào cải tạo để trồng khoai rất quy mô theo kiểu trang trại. Nông dân lo lắng Theo ông Nguyễn Văn Tập, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Bình Tân cho biết: Diện tích trồng khoai lang ở địa phương không ngừng tăng trong những năm gần đây. Năm nay, diện tích trồng khoai đạt gần 5.600 ha, trên 80% trồng khoai tím Nhật. Nông dân rất phấn khởi vì vừa được mùa lại trúng giá. Song thực tế chúng tôi vẫn rất lo lắng vì đầu ra không ổn định, nên không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích. Theo ông Tập, hầu hết khoai lang Nhật đều xuất sang TQ. Nếu cứ mở rộng diện tích, đến một lúc nào đó họ không thu mua nữa thì cũng chẳng biết bán cho ai?
Cùng suy nghĩ trên, ông Ngô Văn Hải, Phó chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, H.Bình Tân), nói: Khoai lang tím Nhật có đặc điểm là chỉ xuất khẩu, thị trường nội địa không tiêu thụ. Nếu đến lúc nào đó không xuất được thì chỉ biết bỏ chứ không biết bán cho ai. "Cứ như tình trạng hiện nay, đến một lúc nào đó họ (thương nhân Trung Quốc - PV) sẽ cho nông dân mình chết một trận. Nhưng chưa biết là lúc nào thôi?" ông Hải lo lắng.
Trong khi đó, ông Trương Vĩnh Yên, Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, lại nói: "Có người từ nơi khác đến thuê mướn đất để trồng khoai, nhưng không phải là người TQ". Khi chúng tôi đặt vấn đề là người TQ "núp" bóng dân địa phương để thuê mướn đất, ông Yên cho biết cũng chưa nghe địa phương báo, nhưng nếu thật sự như vậy sẽ làm việc lại cụ thể với các địa phương để có phương án xử lý. Theo thông tin của chúng tôi, ngày 7.7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị về phát triển kinh tế tập thể. Nhiều đại biểu đã có ý kiến về việc người TQ mướn đất nông nghiệp để sản xuất. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành phối hợp với địa phương có liên quan tìm hiểu thực tế để có biện pháp xử lý. Chiều ngày 8.7, ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Ở Bình Minh, người TQ thuê khoảng 60 ha đất trồng khoai lang. Họ thuê nhân công người địa phương trồng theo kỹ thuật của họ. Tỉnh đã giao cho Sở NN-PTNN rà soát lại việc này để báo cáo lại cho UBND tỉnh. Từ đó, tỉnh sẽ có kế hoạch cụ thể giúp người nông dân không bị thua thiệt". Chí Nhân |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, July 9, 2011
Trung Quốc trồng khoai trên đất Việt
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment