TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, July 4, 2011

Xin con nuôi Việt Nam, có gì mới?


2011-07-03

Việc nhận con nuôi Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ liệu sẽ sớm được tái tục trong thời gian tới sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Công Ước Hague về Con nuôi Quốc tế?

AFP photo/Hoang Dinh Nam

Các trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi đang ăn trưa ở Trung tâm Tam Bình tại TP HCM hôm 26/01/2011.

Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ muốn nhận trẻ mồ côi Việt Nam về làm con nuôi đang trông chờ từ phía hai chính phủ, sau thời gian gián đoạn kể từ năm 2008.

Năm ngoái chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật Con nuôi và mới đây báo chí trong nước loan tin Việt Nam sẽ thông qua Công Ước Quốc Tế Hague về vấn đề con nuôi. Sự kiện này kiến những người quan tâm hết sức lạc quan, phấn khởi. Cục Trưởng Cục Đăng ký Giao dịch Bảo đảm, Bộ Tư pháp, ông Vũ Đức Long, nguyên Cục Trưởng Cục Con nuôi Quốc tế, cho biết:

"Việt Nam đã ký rồi nhưng đang làm thủ tục phê chuẩn, phải chờ phê chuẩn thì nó mới có hiệu lực, cơ bản là xong rồi, chắc cũng trong thời gian tới thôi, gần thôi."

Thủ tục phức tạp hơn

Bên cạnh vấn đề đó, theo Bộ Tư pháp sau khi Việt Nam tham gia ký kết Công Ước Quốc Tế về con nuôi, sẽ có một số thay đổi trong các thủ tục xin nhận con nuôi nước ngoài, cho phù hợp với quy định quốc tế. Liên quan đến vấn đề này, nguyên Cục Trưởng Cục Con nuôi Quốc tế, cho biết:

"Tóm lại về thủ tục thì sẽ phức tạp hơn. Tất nhiên nó sẽ minh bạch hơn ở chỗ là thủ tục làm ở Sở Tư pháp chứ không phải ở cơ sở nuôi dưỡng nữa, thì nó đỡ hơn trước đây. Về tài chính cũng minh bạch hơn, đỡ hơn, thủ tục thì chặt chẽ hơn. Đối với trẻ thì phải làm thủ tục ở địa phương, có cả sự kiểm soát của trung ương, rồi đăng cả trên cổng điện tử của Bộ Tư pháp. Như vậy tương đối sẽ chặt chẽ hơn trước kia."

000_Hkg516895-250.jpg
Ngôi sao điện ảnh Hollywood Angelina Jolie và bé Pax Thiên (con nuôi VN) chuẩn bị rời VN tại sân bay quốc tế Nội Bài ngày 21 tháng 3 năm 2007.
Trả lời câu hỏi Việt Nam tham gia ký kết Công ước Hague về con nuôi quốc tế sẽ tác động thế nào đối với việc công dân Mỹ nhận con nuôi Việt Nam, ông Vũ Đức Long, người đã trực tiếp tham gia ký kết Hiệp định song phương với Hoa Kỳ về con nuôi quốc tế cho biết vấn đề này sẽ có thêm nhiều thuận lợi:

"Trước đây hai bên đã có quan hệ tốt với nhau vì trong Hiệp định trước kia mà tôi sang đàm phán cùng với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì hai bên cũng rất xởi lởi với nhau trong sự hợp tác.

Trong quá trình thực hiện Hiệp định cũng có chuyện này chuyện kia, nhưng bây giờ nếu Việt Nam chính thức tham gia công ước La Haye thì đây là cơ sở để hai bên hoạt động hợp tác với nhau, trên cơ sở của công ước La Haye thì chắc sẽ tốt hơn. Nhưng tất nhiên cũng đòi hỏi phải có thêm một thời gian nữa, và hai bên cũng đều phải có sự chuẩn bị.

Đặc biệt phía Việt Nam phải đưa Luật Con nuôi vào áp dụng, phải có nhiều văn bản hướng dẫn rất cụ thể một quy trình rất mới. Hy vọng đến khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên La Haye, và hai bên sẵn sàng hợp tác với nhau thì chắc là tốt. Tôi cũng thấy là phía Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã sẵn sàng, bày tỏ sự quan tâm thấy có sự tiến triển trong vấn đề thủ tục đối với con nuôi Việt Nam."

Tóm lại về thủ tục thì sẽ phức tạp hơn. Tất nhiên nó sẽ minh bạch hơn ở chỗ là thủ tục làm ở Sở Tư pháp chứ không phải ở cơ sở nuôi dưỡng nữa, thì nó đỡ hơn trước đây.

Cục Trưởng Cục Con nuôi Quốc tế Vũ Đức Long

Đối với những ông bố, bà mẹ ở Hoa Kỳ đã nộp hồ sơ xin nhận con nuôi Việt Nam từ trước năm 2008 cho đến nay mà hồ sơ vẫn chưa được giải quyết, thì họ rất hy vọng lần này hai chính phủ sẽ xúc tiến giải quyết cho họ sớm được đón trẻ về nhà.

Một phụ nữ Hoa Kỳ không muốn tiết lộ danh tánh cho hay, vợ chồng bà đã sang Việt Nam vài lần để thăm đứa bé mà Công ty đảm nhận dịch vụ làm thủ tục xin nhận con nuôi Việt Nam giới thiệu cho họ. Vợ chồng bà đã hoàn tất mọi thứ giấy tờ, thậm chí chuẩn bị sẵn mọi thứ ở nhà để đón đứa bé gái 3 tuổi mà họ đã từng ôm ấp khi đến thăm tại một nhà nuôi trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam.

Thế nhưng họ đã mòn mỏi chờ đợi đến 3 năm nay mà trẻ vẫn chưa được đoàn tụ với bố mẹ nuôi vì trường hợp của họ nằm trong số các hồ sơ xin con nuôi Việt Nam của công dân Hoa Kỳ bị đình lại từ 2008 đến nay. Người phụ nữ này nói rằng, bà nóng lòng muốn biết trường hợp xin nhận con nuôi của bà sẽ được giải quyết ra sao nếu chiếu theo quy định mới sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Hague về con nuôi quốc tế.

Về vấn đề này, người phụ trách vấn đề con nuôi quốc tế trước đây cho biết:

"Tôi cũng chưa rõ, không biết hiện nay đối với các hồ sơ đó sẽ được xử lý như thế nào. Chắc là hai bên phải có trao đổi trực tiếp với nhau. Nếu không thì chắc cũng khó vì phía Việt Nam đã trả lại hồ sơ cho phía Hoa Kỳ, 800 hồ sơ thì phải. Không biết bây giờ các tổ chức lại phải hoàn thiện hồ sơ nộp lại, hay như thế nào đó. Chắc là họ phải bàn với nhau."

Hy vọng thuận lợi, minh bạch hơn

adoption-250.jpg
Một gia đình Mỹ xin con nuôi VN. Từ trái qua: ông John Cullather, bé gái Claire Xuan Cullather, bé trai Peter Quang Cullather, bà Kathleen Brown trong một kỳ nghỉ ở Camden, Maine năm 2008. Ảnh do bà Kathleen Brown cung cấp.
Mặc dù vấn đề thủ tục là một trở ngại lớn, nhưng nhiều người Mỹ vẫn muốn xin con nuôi Việt Nam. Kevin, một Việt kiều đang sinh sống ở vùng thủ đô Washington cho biết, vợ chồng anh muốn xin một cháu bé Việt Nam về làm con nuôi, bất kể ở địa phương nào cũng được. Anh Kevin nói:

"Tụi cháu lập gia đình cũng đã bảy, tám năm nay rồi, cũng bắt đầu nghĩ nên có baby thì cũng sẵn dịp về Việt Nam nhiều lần đi thăm mấy chỗ mồ côi thấy nhiều đứa bé dễ thương và thấy tội nghiệp quá. Thành ra cũng tính, nếu có dịp thì mình cũng nhận nuôi một bé (sponsor one), cũng đã xin gặp vài cặp vợ chồng người Mỹ, họ cũng đã xin con nuôi ở Việt Nam. Họ rất thương mấy đứa này, mà mấy đứa bé cũng rất là dễ thương."

Anh Kevin kể lý do anh muốn nhận con nuôi Việt Nam:

"Muốn chọn mấy đứa bé Việt Nam để xin con nuôi vì dù sao đó cũng là nguồn gốc của mình, và sẵn đó mình cũng muốn nếu giúp được cho ai thì giúp."

Anh Kevin cũng bày tỏ hy vọng khi Việt Nam đã tham gia Công ước Hague sẽ tạo nhiều thuận lợi về thủ tục cho người nước ngoài xin con nuôi Việt Nam. Anh cho biết:

"Em cũng hy vọng nếu hai bên hợp tác thì như vậy giấy tờ sẽ rõ ràng hơn và thủ tục sẽ dễ dàng hơn cho tất cả những ai muốn xin con nuôi."

Bà Susan Cox, Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách và Đối ngoại của tổ chức Holt International Children's Services trụ sở chính tại Tiểu bang Oregon. Tổ chức của bà có ba Văn phòng tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế và các vấn đề khác liên quan đến trẻ em.

Em cũng hy vọng nếu hai bên hợp tác thì như vậy giấy tờ sẽ rõ ràng hơn và thủ tục sẽ dễ dàng hơn cho tất cả những ai muốn xin con nuôi.

Anh Kevin

Bà Susan Cox bày tỏ sự lạc quan trước việc Việt Nam chính thức tham gia Công ước Hague về con nuôi quốc tế, và tin tưởng rằng chương trình con nuôi giữa Mỹ và Việt Nam sẽ sớm tiếp tục trở lại. Phó Chủ tịch của tổ chức Holt International Children's Services nói:

"Lý do khiến tôi cảm thấy rất lạc quan trước việc này, vì hy vọng rằng việc xin nhận con nuôi Việt Nam của các gia đình Mỹ đã bị gián đoạn mấy năm liền sẽ sớm được tiếp tục giải quyết. Chúng tôi cũng biết rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải tiến các quy trình và thủ tục cho người nước ngoài xin con nuôi, cho phù hợp với công ước quốc tế. Chúng tôi mong chương trình xin con nuôi giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam sớm được tái tục."

Bà Susan Cox cũng cho biết lý do vì sao nhiều người Mỹ muốn xin con nuôi Việt Nam. Bà nói:

"Các trẻ được nhận làm con nuôi thường là các em bé mồ côi được nuôi dưỡng tại các trại mồ côi, nhưng sự thật là điều kiện nuôi dưỡng các cháu ở Việt Nam là tương đối tốt hơn so với nhiều nước khác, và hầu hết những người làm công tác chăm sóc trẻ cũng chăm sóc các cháu chu đáo và làm việc tận tuỵ. Điều này được thể hiện qua việc các cháu khỏe mạnh, linh hoạt và dễ thích nghi với gia đình mới khi được bố mẹ nuôi nhận về nhà. Tôi nghĩ đó là lý do chính khiến nhiều người Mỹ muốn xin con nuôi Việt Nam."

Nhìn chung giới quan tâm lạc quan cho rằng, khả năng hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục nối lại chương trình nhận con nuôi Việt Nam là điều tất yếu trong tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Quốc tế Hague.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty