28/09/2011 11:59:39 - "Không thấy ai bàn tới việc cần phải xếp hạng cho cầu Long Biên để nó được bảo tồn và bảo vệ như một di tích theo Luật Di sản. Cũng không ai bàn tới việc bảo đảm tính nguyên vẹn của di tích, di sản...".
Cây cầu Long Biên đã "vắt qua ba thế kỷ". Cây cầu lớn và độc đáo, đẹp và hữu dụng đã in sâu hình ảnh của mình trong ký ức Hà Nội... Cũng không có gì cường điệu khi xếp cầu Long Biên trong danh sách những cây cầu sắt cổ và đẹp nhất thế giới. Cây cầu trăm năm là hiện vật lịch sử - văn hoá vô giá của Hà Nội và vì Hà Nội nghìn năm. Đã hơn trăm năm, cầu Long Biên đảm trách vai trò của một công trình giao thông quan trọng. Trong hơn trăm năm đó, nhiều năm cây cầu là con đường độc đạo (cả đường bộ và đường sắt) qua sông Hồng trên cửa ngõ phía bắc Thủ đô. Giờ Hà Nội phát triển và dựng xây đã có thêm nhiều cây cầu lớn, hiện đại: Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy. Trong tương lai gần sẽ có thêm cầu Nhật Tân, có thêm cầu đường sắt mới gần cầu Long Biên... Sức ép giao thông qua sông Hồng đang được giải toả. "Gánh nặng" giao thông trên cầu Long Biên đã giảm xuống.
Đó là chưa kể các "tiểu" dự án ăn theo "đại" dự án: Bãi Giữa sông Hồng sẽ là Công viên nghệ thuật và sinh thái; tháp nước Hàng Đậu sẽ là Bảo tàng cổ vật; một Tháp Sen 9 tầng - Bảo tàng nghệ thuật đương đại sẽ được dựng ở đầu cầu phía Gia Lâm; đại lộ (đi bộ) Hòa Bình dài 4 km sẽ trùm lên các phố cổ có đường sắt đi qua; các vòm cuốn của cầu dẫn đường sắt hiện nay sẽ trở thành vườn treo và các phố nghề nghệ thuật... Nhưng có một điểm hình như ít được người ta nhớ đến và bàn là: Liệu sau khi cải tạo (như dự án) có ai còn nhận ra cầu Long Biên cũ với các "râu ria" mới được gắn vào? Điều được nhắc đến trước khi cải tạo và phát triển trong tên của Dự án cầu Long Biên là Bảo tồn. Nhưng không thấy ai bàn tới việc cần phải xếp hạng cho cầu Long Biên để nó được bảo tồn và bảo vệ như một di tích theo Luật Di sản. Cũng không ai bàn tới việc bảo đảm tính nguyên vẹn của di tích, di sản - trong khi nhấn mạnh rằng cây cầu này là một di tích lịch sử lớn và quan trọng (về quy mô và ý nghĩa) của Thủ đô. Cầu Long Biên có thể trở thành một phố đi bộ của Hà Nội, du khách có thể dừng chân hóng gió, nhớ lại ký ức lịch sử và ngắm Hà Nội từ giữa sông Hồng, ban ngày cũng như buổi tối. Trong những hoạt động ngắn hạn, cây cầu còn có thể là một bảo tàng ngoài trời với chủ đề Hà Nội, một gallery cho các tác phẩm nghệ thuật, một sân khấu đường phố có thể trình diễn các loại hình nghệ thuật khác nhau... Liệu có một lần nữa, tiếng nói của các nhà kinh tế có trọng lượng hơn các nhà lịch sử, nhà văn hóa? Lại nghĩ đến số tiền khổng lồ gần 5000 tỷ (tạm tính) cho "Dự án quy hoạch bảo tồn, cải tạo và phát triển cầu Long Biên và khu vực xung quanh cầu" khả thi mà băn khoăn tính xem sẽ dựng được thêm bao nhiêu chiếc cầu (nhỏ thôi) cho các em nhỏ khỏi phải bơi qua sông mà tìm con chữ? Ngữ Thiên |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Thursday, September 29, 2011
Có ai nhận ra khi cầu Long Biên đã gắn "’râu ria"?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment