Khánh An, phóng viên RFA2011-09-25Ngày 21/9, bà Đặng Bích Phương, một trong 3 người tham gia biểu tình bị tạm giam vào ngày 21/8, đã làm đơn yêu cầu khởi tố hình sự đối với Trưởng công an quận Hoàn Kiếm và Giám thị trại giam số 1 của TP. Hà Nội về các tội bắt giữ trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở, chiếm giữ trái phép tài sản và làm nhục công dân. Dư luận nhiều người cho rằng đây sẽ lại là chuyện "con kiến kiện củ khoai" tiếp theo mà thôi. Thế nhưng, những người trong cuộc lại có một cái nhìn khác khi họ quyết định làm đơn khởi kiện. Khánh An tìm hiểu và có bài tường trình. Theo thông tin từ chị Bùi Thị Minh Hằng và anh Nguyễn Văn Dũng là những người cùng bị bắt giam cùng với chị Bích Phương trong ngày 21/8, thì cả ba đã tham khảo ý kiến luật sư trước khi đưa đơn khởi kiện. Tuy nhiên, vì sự việc xảy ra với mỗi người khác nhau nên từng người sẽ làm đơn riêng theo trường hợp cụ thể của mình. Thể hiện quyền lợi công dânTheo đơn của chị Bích Phương, ngoài việc bắt giữ và khám xét nhà trái với quy định pháp luật, công an quận Hoàn Kiếm còn thu giữ của chị và chị Bùi Hằng một số đồ vật như máy tính xách tay, ổ cứng, máy ghi âm, loa, khẩu hiệu và những lá đơn khiếu kiện và bằng chứng tham nhũng mà chị Bùi Hằng nhờ chị giữ giúp. Chị Bích Phương yêu cầu cơ quan công an quận Hoàn Kiếm phải thông báo xin lỗi, trả lại tài sản thu giữ cho chị và khởi tố hình sự đối với trưởng công an quận Hoàn Kiếm và giám thị trại giam số 01.
Ngay khi lá đơn của chị Bích Phương được công bố trên mạng internet, nhiều người cho rằng đây sẽ lại là chuyện"con kiến kiện củ khoai" tiếp theo mà thôi. Tuy nhiên, chị Bùi Hằng, người tiếp theo sẽ làm đơn khởi kiện, lại có một quan điểm khác: "Câu hỏi này thì toàn thể nhân dân chúng tôi đều biết vì ngay cả những vụ việc khác lớn và cụ thể hơn rất nhiều, thì người dân chúng tôi cũng không được giải quyết. Thế cho nên việc chúng tôi kiện trước tiên là thể hiện quyền lợi của công dân trong một xã hội mà họ tuyên bố rõ ràng là "pháp quyền". Việc chúng tôi tố cáo những người phạm luật khởi tố chính là những người đại diện thi hành pháp luật, đó là trưởng công an, trưởng trại giam. Chúng tôi chỉ muốn gióng lên tiếng nói là những hiện thực về tình trạng cố tình làm sai trái pháp luật quá nhiều và quá tồi tệ rồi." Cơ hội cho lãnh đạo chứng minh Chị Minh Hằng cho rằng việc gửi những lá đơn kiến nghị hay khởi kiện chính là một cơ hội để chính quyền chứng tỏ cho người dân rằng họ được pháp luật bảo vệ, vì theo chị những lời hứa hẹn của các lãnh đạo có nhiều mâu thuẫn với thực tế hiện nay. Chị nói:"Họ hãy cho nhân dân nhìn thấy những hành xử của họ thì lúc đó nhân dân tôi mới tin. Chứ còn bây giờ người dân tôi vẫn tin rằng đất nước này giống như lời những người lãnh đạo hứa hẹn, như khi ông Trương Tấn Sang lên tiếp xúc với cử tri, nói rằng sẽ cương quyết diệt trừ những con sâu mà theo ông nhận định là không phải một con sâu mà cả bầy sâu ở trong xã hội này. Cho nên người dân tôi vẫn rất tin, vẫn đặt một lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo. Ở đâu họ muốn khẳng định với dân rằng không có sự lãnh đạo của chính quyền và của đảng, ở đâu họ muốn cho dân tôi biết rằng chỉ có côn đồ và du đãng thì ở đó họ cứ việc thể hiện bằng những việc làm cụ thể giống như sự việc vừa rồi của tôi ở Sơn Tây." Chị Minh Hằng cho biết vừa rồi chị bị một nhóm côn đồ hơn 20 người kéo đến bao vây, đe dọa tấn công chị. Nhưng khi chị gọi công an thì hơn một tiếng sau công an vẫn chưa tới. Khi công an tới cũng chỉ đứng nhìn mà không có động thái gì can thiệp để bảo vệ cho chị. Theo chị Bùi Hằng, chính lối hành xử như trên của cơ quan chức năng lại chứng minh nhiều điều trên thực tế hơn rất nhiều những lời hứa hẹn của các lãnh đạo bởi rất nhiều người dân đã được dịp "nhìn bằng mắt, nghe bằng tai" tất cả sự việc. Hiện thực sai trái luật phápCòn anh Nguyễn Văn Dũng, người bị bắt giam cùng với chị Minh Hằng và chị Bích Phương, thì cho rằng trong xã hội hiện nay có nhiều người cũng đã nhìn thấy những hiện trạng trên của xã hội, nhưng còn rất nhiều người vẫn, theo anh, vẫn chưa "giác ngộ": "Quan trọng là những người chưa giác ngộ. Mình lấy mình ra làm thí dụ để cho mọi người thấy là bọn cộng sản này nó "chuối", nó trơ trẽn như thế nào. Tại làm sao nó giữ trái pháp luật của anh những thứ như bằng lái xe máy, áo, khẩu hiệu, điện thoại và sim?
Bất kể nó kết tội anh là gì, nó không được giữ bằng lái của anh. Cái bằng lái xe máy chẳng liên quan gì đến tội của anh cả, kể cả "gây rối trật tự công cộng" hay gì gì mà nó kết luận. Cực kỳ vô lý luôn! Nó muốn kết tội trời biển gì anh chấp nhận hết, vào tù anh cũng chấp nhận, nhưng cái bằng lái chẳng liên quan gì cả, tại sao nó vẫn là trẻ con dọa dẫm mình vớ va vớ vẩn về chuyện bằng lái." Anh Dũng cho biết khi bị bắt giam trong lúc tham gia biểu tình vào ngày 21/8, cơ quan điều tra yêu cầu anh đưa giấy CMND, nhưng anh bị mất giấy CMND nên đưa tạm bằng lái xe máy. Đến khi được trả tự do, anh về làm lại giấy CMND đem lên nộp để lấy lại bằng lái thì không được giải quyết. Anh kể: "Anh đến công an và anh viết một đơn đề nghị là tôi có chứng minh thư rồi, cho tôi xin lại bằng lái xe. Nhưng công an quận Hoàn Kiếm rất vô trách nhiệm. Hôm đấy họ chỉ muốn khủng bố mình thôi. Một người xuống hỏi chuyện rồi lên báo sếp, xong một người khác xuống quay phim mình rồi bảo lên báo sếp. Có một anh cảnh sát điều tra tình cờ nhận ra mình, anh nghĩ chuyện đấy đơn giản nên gọi lên sếp thì sếp bảo: "Bao giờ có quyết định trả đồ của anh thì sẽ thông báo". Mình phản đối, mình bảo: "Mấy cái điện thoại thì em để sau nhưng nhưng bằng lái là em chỉ xuất trình thay cho CMND. Bây giờ các anh đến nhà em biết em là ai rồi, em làm lại CMND rồi đến xuất trình thì phải có trách nhiệm trả lại cho em cái bằng lái. Chuyện các anh là cơ quan pháp luật kết luận em gây rối nọ kia, em không đồng ý nhưng mọi cưỡng chế là em chấp hành. Kể cả em có tội thì chẳng có tội gì mà các anh giữ bằng lái của em được. Nếu em vi phạm luật giao thông thì các anh giữ bằng lái được. Mình phản đối như thế thì anh đấy bảo: "Thôi thôi, nói thật sự với ông là cái đấy tôi không quyết định được"." Đừng sợ - đúng thì làmTheo quan điểm của anh Dũng, nhiều người dân Việt Nam hiện nay vẫn đang sống trong nỗi sợ hãi Chính quyền rất lớn. Cho nên khi gặp những việc oan sai, bất công, họ không dám lên tiếng và thể hiện quyền lợi công dân của mình. Chính vì vậy, việc anh cương quyết kiện công an quận Hoàn Kiếm còn nhằm để mọi người có thêm động lực để vượt qua nỗi sợ hãi vẫn ám ảnh họ lâu nay. Anh nói: "Mình muốn mọi người đừng sợ hãi nữa. Cái gì đúng là mình làm, kể cả chuyện nhỏ nhặt như là cái bằng lái xe. Bây giờ mình về địa phương, tốn khoảng 1 triệu đồng là có bằng lái ngay nhưng mình không làm lại bằng lái. Bao giờ cơ quan công an trả lại bằng lái cho mình thì mình mới thôi đấu tranh. Còn nếu cơ quan công an không trả lại bằng lái cho mình, cả đời mình đấu tranh về chuyện 21/8 luôn.
Mình muốn để cho mọi người thấy là có những thằng cứ thấy đúng là làm, nó không sợ hãi gì cả. Một thằng tép riu chẳng có thần thế, chẳng phải là nhân sĩ trí thức gì nhưng mà nó cứ đúng luật, đúng lương tâm nó làm. Nó không sợ thì bà con đừng có sợ." Anh Dũng cũng tỏ rõ quyết tâm theo đuổi vụ việc mà anh cho là nhỏ nhặt trên: "Nếu các cơ quan pháp luật không thụ lý đơn khởi kiện của mình, mình sẽ biểu tình, biểu tình một mình mình trước công an quận Hoàn Kiếm." Chính vì mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân chủ, thượng tôn pháp luật mà tất cả những người như chị Bích Phương, Minh Hằng và anh Nguyễn Văn Dũng đều quyết định làm đơn kiện những cá nhân, cơ quan chức năng làm trái pháp luật trong vụ bắt giam người biểu tình vào ngày 21/8 cho dù đây có thể chỉ là một vụ "con kiến kiện củ khoai" tiếp theo như công luận lên tiếng. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Monday, September 26, 2011
Con kiến mà kiện củ khoai
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment