Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok2011-09-26Chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam trong tháng Chín chỉ tăng 0,82%, được coi là số tăng theo tháng thấp nhất kể từ tháng Chín 2010 mà cũng là con số lần thứ hai tăng dưới 1% theo tháng. Theo chuyên giá nghiên cứu giá cả thị trường, tiến sĩ Vũ Đình Anh, cần nhìn vào các con số để hiểu sự hạ nhiệt CPI tháng Chín 2011 ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, cần tìm nguyên nhân để có thể giữ quân bình giá cả trong những tháng cuối năm khi vật giá luôn có khuynh hướng leo thang. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông Vũ Đình Ánh giải thích mức giảm CPI khá nhanh của tháng Chín này: Cần tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặtTS Vũ Đình Ánh: Bởi vì đây là con số thấp nhất tính từ tháng Chín 2010. Tuy nhiên so với cùng tháng Chín 2010 tăng 1,31% thì đây cũng là con số theo tháng cùng kỳ thuộc loại thấp. Nhưng tính tổng ra, nếu so với cùng kỳ thì chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 22,42%. Nếu so với cuối 2010 thì đã tăng tới 16,63% . Có nghĩa là chỉ số giá tính theo tháng đã có xu hướng thấp so với các tháng trước đó và tính theo năm thì lạm phát Việt Nam vẫn đang ở mức cao.Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nguyên nhân của tín hiệu CPI tháng Chín có tín hiệu giảm tốc khá nhanh, theo phân tích của ông ? TS Vũ Đình Ánh: Nguyên nhân tập trung vào ba nhóm chủ yếu. Nhóm thứ nhất liên quan tới việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát theo tinh thần Nghị Quyết 11 của chính phủ. Có thể nói trong thời gian vừa qua chính sách tiền tệ đã thắt chặt một cách tương đối, tạo hiệu ứng nhất định, tổng tín dụng cũng như tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng Chín 2011 là tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước. Hiệu ứng của nó đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám và tháng Chín tăng dưới mức 1%. Có thể nói lạm phát Việt Nam đã qua cái đỉnh của nó từ tháng Tám với mức tăng trên 23%, đến tháng Chín này đã giảm còn 22.42%. Đó là khẳng định thứ nhất. Có thể nói trong thời gian vừa qua chính sách tiền tệ đã thắt chặt một cách tương đối, tạo hiệu ứng nhất định, tổng tín dụng cũng như tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng Chín 2011 là tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trướcKhẳng định thứ hai là nó cũng chịu tác động của hiệu ứng khá tích cực từ giá cả bên ngoài tức trên thị trường thế giới. Khi mà giá xăng dầu, cũng như một số nhóm lương thực thực phẩm chẳng hạn, không có biến động lớn mà thậm chí với việc giảm nhẹ giá xăng dầu ở mức khoảng 500 đồng một lít vào cuối tháng Tám 2011 rồi, thì cái nhóm giao thông, tức nhóm xưa nay vẫn dẫn đầu về tăng giá, trong tháng Chín này đã giảm tuy chỉ 0,24%. Rõ ràng diễn biến giá thế giới và xu hướng giảm đã tác động tích cực đến Việt Nam. Yếu tố thứ ba, có thể nói là yếu tố nội tại của Việt Nam, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống thường xuyên chiếm sấp sỉ 40% trong các rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, thì tháng Chín này chỉ tăng 0,28%, tức là tính chung, và trong đó riêng nhóm lương thực tăng 1,53%. Nhóm thực phẩm, vốn gần như là chi phối sự tăng gía suốt từ đầu năm đến nay, thì trong tháng Chín lại giảm nhẹ 0,28%, quyết định vào câu chuyện chỉ số giá tăng không cao của tháng Chín 2011. Chỉ đặc biệt chú ý là nhóm giáo dục có mức tăng rất mạnh 8,62%. Hiện tượng này cũng đã quan sát từ tháng Chín 2010 là nhóm giáo dục tăng trên 12%, liên quan tới mùa khai giảng, nên sẽ không kéo dài trong tháng tiếp theo. Như vậy trọng tâm của kiểm soát lạm phát Việt Nam vẫn là tập trung ba vấn đề thắt chặt chính sách để kềm chế lạm phát, diễn biến thị trường thế giới thuận lợi, các chính sách điều chỉnh giá trong nước. Vàng và đôla nằm ngoài rổ hàng hóa tính CPIThanh Trúc: Thưa ông nghĩ thế nào về nhận định là trong tháng Chín hai chỉ số không được tính trong rổ hàng hóa tính CPI là vàng 13,14% và đô la 0,8%, xin ông giải thích?TS Vũ Đình Ánh: Ở Việt Nam từ xưa đến nay vàng và đô la đều được đưa ra khỏi rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng . Chuyện này bình thường, bởi vì đúng bản chất vàng và đô la không phải là những sản phẩm hay vật phẩm liên quan tới chỉ số giá tiêu dùng. Ở Việt Nam từ xưa đến nay vàng và đô la đều được đưa ra khỏi rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng . Chuyện này bình thường, bởi vì đúng bản chất vàng và đô la không phải là những sản phẩm hay vật phẩm liên quan tới chỉ số giá tiêu dùng.Rõ ràng nếu so với cuối 2010 thì giá vàng đã tăng tới 30,48% . Như vậy, so với tháng Tám 2011, chỉ trong một tháng thôi, đã tăng 13,14%. Chuyện này được giải thích là Việt Nam cơ bản nhập khẩu vàng, cùng thời gian này thì diễn biến giá vàng trên thế giới có thể nói là kinh khủng, từ mức một nghìn sáu một nghìn bảy leo đến tận một nghìn chín đô la Mỹ. Biến động giá vàng ở Việt Nam hoàn toàn đi theo giá thế giới. Chỉ có điều đáng quan tâm là trong một số thời điểm thì giá vàng trên thị trường trong nước chênh lệch so với thị trường thế giới ở mức khoảng hai hoặc gần ba triệu đồng một lượng. Tôi cho rằng cái này bắt nguồn từ nguyên nhân tổ chức quản lý thị trường vàng Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện. Còn về chỉ số giá đô la Mỹ, ở đây cần phải bóc tách hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là câu chuyện của thị trường chính thức. Rõ ràng trong thời gian qua, kể từ tháng Hai 2011, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoài đồng thời kéo biên độ giao động xuống 1% cũng đã có tác dụng nhất định để ổn định thị trường ngoại hối của Việt Nam. Thậm chí trong khá nhiều trường hợp ngân hàng nhà nước đã giữ được tỷ giá hối đoái cố định trong thời gian dài, thậm chí đến cả một tháng không thay đổi. Theo đó thì các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam cũng kinh doanh theo đúng biên độ cho phép. Tuy đấy chỉ là niêm yết thôi còn trong thực tế thì không hẳn là như vậy, nhưng rõ ràng chính sách quản lý hối đoái ở Việt Nam đã có sự linh hoạt hơn , nhờ vậy vừa rồi Việt Nam đã tăng thị trường ngoại hối của mình lên vài tỷ đô la. các tháng cuối năm, đặc biệt cận Tết, chỉ số giá có xu hướng tăng, kéo theo đó chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư công cũng chưa đạt hiệu quả nhất định. Khả năng mấy tháng cuối năm chỉ số giá có xu thế tăng cao là có. Do đó cần phải có biện pháp ngắn hạn và cấp bách, làm sao đừng tái diễn tình trạng của 2010.Thanh Trúc: Với tốc độ CPI chỉ số giá tiêu dùng giảm khá nhanh trong tháng Chín này, liệu Việt Nam có thể nương theo đà này để đối phó hoặc chận cơn bão giá trong mấy tháng cuối năm mà thường là vật giá tăng vọt? TS Vũ Đình Ánh: Chính xác như vậy. Kềm chế kiểm soát lạm phát cũng như câu chuyện về tăng giá theo tháng thì cần đặt trên hai vấn đề. Trong ngắn hạn, rõ ràng ba tháng còn lại thì nhiệm vụ kềm chế lạm phát ở mức dưới 18% như chính phủ yêu cầu không hề đơn giản chút nào. Thường các tháng cuối năm, đặc biệt cận Tết, chỉ số giá có xu hướng tăng, kéo theo đó chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư công cũng chưa đạt hiệu quả nhất định. Khả năng mấy tháng cuối năm chỉ số giá có xu thế tăng cao là có. Do đó cần phải có biện pháp ngắn hạn và cấp bách, làm sao đừng tái diễn tình trạng của 2010. Nhưng mà tôi cho rằng quan trọng hơn là tập trung vào vấn đề kiểm soát lạm phát dài hạn, tránh tái lập tình trạng lạm phát leo thang như 2008, 2010 hay là 2011 này. Đây liên quan rất nhiều vào câu chuyện tìm ra được nguyên nhân cội nguồn của lạm phát ở Việt Nam, trên cơ sở đó gắn với câu chuyện tái cấu trúc , tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam dựa trên trụ cột ổn định nền kinh tế vĩ mô. Một trong những vấn đề là phải kiểm soát kềm chế lạm phát một cách bền vững để tránh nó quay trở lại. Xin cảm ơn tiến sĩ Vũ Đình Ánh.. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, September 27, 2011
CPI Việt Nam tăng dưới 1%
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment