Gia Minh, biên tập viên2011-10-25Tình hình lũ lụt hoành hành tại khu vực Đông Nam Á làm ảnh hưởng mùa màng, gây quan ngại thiếu thốn lương thực trong thời gian tới. Bài viết của tác giả Luzi Ann Javier trên mạng Businessweek.com hôm ngày 24 tháng 10 cho biết Liên hiệp quốc hiện đang theo dõi sát khả năng có thể xảy ra thiếu thốn lương thực tại những khu vực bị lụt lội hoành hành tại khu vực Đông Nam Á. Vựa lúa Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nềTác giả trích dẫn báo cáo đưa ra hôm ngày 21 tháng 10 vừa rồi, tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc FAO nêu rõ tỉ lệ đất lúa tại những quốc gia trong khu vực bị đợt lũ lụt hiện nay tàn phá. Cụ thể Thái Lan mất chừng 12,5%, Kampuchia 12%, Lào 7,5% và Việt Nam ít nhất chỉ ở mức 0,4%. Theo FAO quan ngại về tình hình thiếu lương thực xảy ra ở những nơi bị ảnh hưởng bởi lụt lội còn do tình hình vận chuyển khó khăn.Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trước đây khi chưa xảy ra ảnh hưởng cũa đợt lụt từ tháng bảy đến nay, thì trong năm 2011 này Thái Lan sản lượng gạo của Thái Lan chiếm chừng 31% tổng lượng giao dịch mặt hàng này trên thế giới chừng 34 triệu 200 ngàn tấn. Việt Nam cũng cho biết năm nay sẽ xuất khẩu 7 triệu rưỡi tấn gạo. khả năng có thể xảy ra thiếu thốn lương thực tại những khu vực bị lụt lội hoành hành tại khu vực Đông Nam Á.Tổng thư ký văn phòng Kinh tế Nông nghiệp của Thái Lan, ông Apichart Jongskul, cho biết vì lũ lụt thì Thái Lan có thể mất 6 triệu tấn lúa, giảm xuống còn chừng 19 triệu tấn trong vụ mùa chính năm nay. Ngoài ra không kể số gạo trữ trong kho bị hư vì ngập nước lụt. Một quan chức của Philippines cũng đưa ra thống kê cho thấy Philippines bị mất 600 ngàn tấn gạo do bão lụt gây ra trong năm nay. Số mất này tương đương nhu cầu về gạo trong 17 ngày của nước Philippines. Nước này hồi năm ngoái là quốc gia phải đi mua nhiều gạo nhất. FAO cũng cho biết có ít nhất gần nửa triệu hecta đất canh tác các loại ngũ cốc, bắp và những loại cây trái giá trị cao của Philippines bị hư hại do lụt lội. Thế rồi chừng 3 triệu 300 ngàn gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng. FAO cũng cho biết có ít nhất gần nửa triệu hecta đất canh tác các loại ngũ cốc, bắp và những loại cây trái giá trị cao của Philippines bị hư hại do lụt lội. Thế rồi chừng 3 triệu 300 ngàn gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng.Bộ Nông nghiệp Mỹ, USDA, trong dự báo đưa ra trước khi xảy ra lụt lội nói rằng Kampuchia năm nay muốn xuất khẩu một triệu tấn gạo, và mức sản xuất tăng chừng 7,2% so với năm trước; tuy vậy thiệt hại do lụt lội hiện nay sẽ làm sụt mức dự báo đó nhiều. Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cơ quan chức năng Việt Nam có báo cáo chừng 22700 héc ta lúa vụ ba ( thu đông) bị ngập lụt. Tỉ lệ như vừa nêu chỉ rất ít so với số báo cáo chừng 600 ngàn héc ta lúa vụ ba nằm trong khu vực đê bao. Tình hình lũ lụt vẫn ở mức báo độngHôm trung tuần tháng 10 vừa qua, một người dân tại khu vực Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết tình hình nước lụt tại đó và cách cứu lúa vụ ba của người dân nơi có đê bao bị đe dọa bởi nước lũ làm vỡ trong thời gian qua:Nước nói chung đang đứng ở đỉnh, chưa xuống. Còn thiệt hại của dân năm nay khá lớn. Việt Nam năm nay sẽ khó bởi vì vỡ đê làm chìm đồng khá nhiều. Đại đa số lúa này đã xạ được một thời gian, thậm chí một số sắp gặt. Có những khu vực gần như bị mất trắng. Hôm trước đến nay, có những khu vực bà con cố gắng gặt non, tức có thể còn nửa tháng nữa mới gặt nhưng do sợ đê chịu không nổi buộc phải gặt. Có nghĩa là lúa đã 'gieo hạt'- từ sữa thành hạt rồi, chỉ mới chín vàng, các bông dưới chưa chín vàng. Người ta cũng gặt và phơi sấy, tức là 'ép'. Đơn cử năng suất 1 ngàn mét vuông có khả năng đạt 30 giạ lúa khoảng 600 kilogram chẳng hạn, nay năng suất bị giảm xuống. Lý do những hạt còn 'ngậm sữa' chưa chín. Có những khu vực gần như bị mất trắng. Hôm trước đến nay, có những khu vực bà con cố gắng gặt non, tức có thể còn nửa tháng nữa mới gặt nhưng do sợ đê chịu không nổi buộc phải gặt.Phó giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh An Giang, ông Nguyễn Anh Thư, có một số thông tin về tình hình nước lụt tại tỉnh nhà cũng như trong khu vực: Đỉnh lũ đã qua thời điểm cao nhất rồi, thế nhưng vẫn chưa xuống đang nằm trong mức báo động. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương đến con nước ngày 30 này cũng còn một đợt dâng nước lên nữa nhưng không cao bằng tháng vừa rồi, nhưng vẫn nguy hiểm. Hiện dân và các lực lượng vẫn còn ở những chốt nơi có nguy cơ cao. Lũ năm nay khác với các năm trước là kéo dài và rút chậm. Điều đó cũng đúng với dự báo của các nhà khoa học. Lo ngại của chúng tôi tình hình đó chỉ mới bắt đầu thôi, chứ đến khi các đập thủy điện ở thượng lưu phát triển mà mình không kiểm soát được, thì tác động kép giữa biến đổi khí hậu, lũ lụt và việc sử dụng nước ở thượng lưu là e ngại cho các cấp chính quyền và của người dân. Lo ngại của chúng tôi tình hình đó chỉ mới bắt đầu thôi, chứ đến khi các đập thủy điện ở thượng lưu phát triển mà mình không kiểm soát được, thì tác động kép giữa biến đổi khí hậu, lũ lụt và việc sử dụng nước ở thượng lưu là e ngại cho các cấp chính quyền và của người dân.Dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Việt Nam cho thấy mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng tiếp tục ở trên mức báo động 3 cho đến giữa tháng 11 này. Khu vực nội đồng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên vẫn còn ngập sâu. Thiên tai lũ lụt dù chưa làm mất trắng mùa màng, hoa màu nhưng chắc chắn một khi nguồn cung bị giảm mà nhu cầu không giảm hoặc tăng lên sẽ khiến giá cả tăng thêm. Giới lao động không có nhiều tích trữ sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng lương thực khan hiếm và giá tăng. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, October 26, 2011
Lũ lụt hủy hoại mùa màng tại Châu Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment