Dọc tuyến phố Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) dài gần một km mọc lên hàng chục quán nhậu với những cái tên Diễm Xưa, Phố Trịnh, Hạ Trắng… Tối đến, những âm thanh hỗn tạp náo động cả một khúc sông Hương.
Được tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt tên vào tháng 3 vừa qua, đường Trịnh Công Sơn ở Huế là con đường đầu tiên của Việt Nam mang tên cố nhạc sĩ tài hoa. Chủ trương của tỉnh cũng như mong đợi của những người yêu Trịnh là biến con đường thành "không gian văn hóa Trịnh" với những đoàn khách du lịch đến chụp hình, các kiốt được bày trí hài hòa hai bên đường sẽ bày bán băng, đĩa, phim ảnh về Trịnh; những quán cà phê mang tên những ca khúc của cố nhạc sĩ lúc nào cũng cất lên những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng… Tuy nhiên, sau thời gian ngắn được đặt tên, nơi đây trở thành "không gian nhậu".Dọc con đường bắt đầu từ cầu Gia Hội xuôi theo bờ sông Hương về phía đò Cồn dài 600 m có tới gần 30 quán nhậu mọc san sát. Các quán đã "tận dụng" mặt bằng công viên đang xây dựng để kê bàn đón khách. Xe máy, ôtô đậu kín hai bên đường khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, giao thông lộn xộn. Bà Hồng, một người dân sống tại khu vực này, cho biết ngày trước khi tỉnh chưa đặt tên đường Trịnh Công Sơn cũng như chưa có dự án xây dựng công viên, chỉ có một vài quán buôn bán và kinh doanh quán nhậu. Nhưng từ khi đường được đặt tên thì cả khoảng đất rộng ven sông đều bị đặt biển, xếp bàn mở quán. Mùa hè vừa rồi tối nào khách cũng đông nghịt đến nhậu nhẹt từ chập tối đến mãi khuya. "Nhiều người nơi khác thấy khách đổ đến đây đông cũng tìm thuê mặt bằng để mở quán. Có khi vì tranh giành khách mà xảy ra cãi vã, ảnh hưởng đến an ninh trật tự", bà Hồng nói thêm.
Việc kinh doanh làm mất đi cảnh quan đường Trịnh Công Sơn đã làm những người yêu Trịnh lo lắng. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân cho biết không chỉ cá nhân ông mà phía gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người yêu Trịnh đều rất buồn bởi sau bao nhiêu năm Huế mới có được con đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh, nhưng mở đường rồi lại để tình trạng buôn bán tràn lan. "Dân chúng chỉ biết lợi dụng tên con đường và không gian xung quanh để kinh doanh kiếm tiền chứ không ai quan tâm đến việc tạo cảnh quan văn hóa cho đường Trịnh Công Sơn. Đồng ý là họ có quyền được kinh doanh buôn bán nhưng phía các đơn vị quản lý phải biết cách quản lý và hướng dẫn họ kinh doanh sao cho có văn hóa", ông Xuân kiến nghị. Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội quản lý đô thị thành phố Huế, thừa nhận từ khi Huế đặt tên đường Trịnh Công Sơn thì nơi đây trở thành tuyến phố ăn nhậu, tranh mua tranh bán và chặn xe người đi đường ép khách vào quán ăn nhậu. Ngay cả xe của đội quản lý đô thị thành phố đi dẹp trật tự cũng bị chặn lại ép vào quá nhậu vì nhầm tưởng là thực khách. "Nhiều khi đội quản lý đô thị yêu cầu các chủ quán dẹp bỏ nhưng cứ vắng bóng lực lượng của đội là các quán xá di động lại đua nhau mọc lại, người dân bất chấp quy định để kinh doanh kiếm tiền. Cái khó là còn các hộ dân chưa chấp nhận di dời giải tỏa nên tiếp tục buôn bán và gây khó dễ việc quản lý đô thị", ông Phiệt nói.
Nguyễn Đông |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, October 28, 2011
Đường Trịnh Công Sơn thành phố nhậu
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment