17/10/2011 13:52:07 - Sau những trận mưa, trời hửng nắng là thời điểm mà gián, giun, ruồi, rết, giời, kiến... xuất hiện nhiều. Các chuyên gia cho biết, người dân cũng nên chú ý vì nhiều loài có chứa độc có thể gây ra những phiền toái và bệnh tật cho con người.
Xuất hiện vì mất nơi cư trú GS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên khoa Sinh, ĐHTN, ĐHQGHN, người nhiều năm nghiên cứu về côn trùng khẳng định: Đúng là có hiện tượng khi trời mưa, nhất là sau ngày mưa mà có nắng lên, nhiều loài côn trùng ưa ẩm sống tại các cống rãnh, ao mương, gầm tủ, hốc bàn... thường xuất hiện rất nhiều (bò trên nền đất, nền nhà, bám trên tường nhà, bay trong nhà, bám vào các bóng điện...). Lý do là vì khi mưa, chúng mất nơi sinh sống vì thế bắt buộc phải bò ra chỗ khác.
Ngoài ra, khi nắng lên, những chỗ ẩm ướt thường bị bốc hơi, nóng bức vì thế chúng phải chuyển sang những chỗ thoáng hơn, mát hơn. "Sau cơn mưa, người dân thấy gián, ruồi, giun... xuất hiện nhiều, thậm chí thấy cả các con giời, cuống chiếu, rết... không phải là hiện tượng bất thường. Với bản năng sinh tồn, chúng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống", GS Hiển nói. Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, hiện một số vùng thôn quê đang vào mùa gặt. Một số loài côn trùng mùa gặt sống ngoài đồng ruộng bị mất nơi cư trú sẽ bay vào nhà bám vào người và đồ dùng như giường, chiếu... Cẩn thận để không bị ngứa, rộp da, dị ứng TS Vũ Văn Liên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết: Thực tế đa số loài côn trùng giữ vị trí quan trọng đối với cân bằng tự nhiên. Song, đôi khi những loài này lại gây ra những phiền toái, thậm chí, chúng phá hủy đồ đạc và gây bệnh tật cho con người. Ví dụ, mối đục khoét phá hoại đồ đạc và công trình xây dựng, muỗi gây ra các loại bệnh truyền nhiễm, muỗi vằn gây bệnh sốt huyết, muỗi anophen gây sốt rét... Vì thế, người dân cũng cần có những kiến thức để tự phòng tránh.
Vì thế, khi bị "dính" côn trùng cần phải chú ý để tìm cách xử lý. Không được để phấn hoặc các vết do côn trùng cắn lan sang các vùng khác ở da, vì như thế sẽ làm chất độc của côn trùng lan rộng thêm. Nếu bị nhẹ có thể sử dụng các mẹo của dân gian như lấy nước bọt, kem đánh răng, nhai nhỏ hạt gạo rồi bôi vào vết thương. Thông thường khi côn trùng tấn công, chúng thường tiết ra các axit, chính các axit này gây mẩn ngứa. Gạo nếp giã nhỏ, nước bọt, kem đánh răng có tác dụng trung hòa axit. Tuy nhiên, khi bị côn trùng tấn công ngoài các phản ứng sẩn ngứa, sưng đỏ trên da còn có các biểu hiện khác như đau rát nhiều, tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét. Khi có những dấu hiệu này, không được dùng mẹo vì có thể còn làm nhiễm trùng thêm vết thương. Khi đó, tốt nhất là đến các cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời. Đặc biệt, các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất là phòng hơn chống. Vào mùa mưa, cần thường xuyên nạo vét cống rãnh, lau dọn các "xó xỉnh" trong nhà như hốc bàn, gầm tủ... Ở nông thôn, các vại, chum nước cần phải có nắp đậy, phát quang bờ bụi. Ngoài ra, không để thức ăn, đồ uống bừa bãi, giũ quần áo, giầy, dép, khăn trải giường để lâu ngày vì côn trùng có thể trốn trong các nếp gấp... Vào mùa gặt, người dân đi gặt lúa tốt nhất là mặc áo dài tay. Vào buổi tối ở những nơi gần đồng ruộng hoặc vào mùa mưa, mùa gặt cần đóng các cửa sổ hoặc làm lưới ngăn côn trùng để tránh côn trùng bay vào nhà khi có ánh đèn. Sơn Hà |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, October 18, 2011
Đối phó với côn trùng "độc" sau mưa
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment