TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 10, 2011

Nhiều CSGT xem dân là nguồn thu nhập!


(PL)- Xã hội mặc nhiên hình thành một hình thái giao tiếp bất cần văn hóa: Hai bên đều không coi trọng nhau.

Chúng ta có thể nhớ lại hình ảnh này xảy ra chưa lâu: Công an Thanh Hóa quăng lưới vào người sử dụng xe có hành động lạng lách, vi phạm ATGT. Hành vi không chấp hành luật giao thông rất đáng phê phán nhưng ở vị trí người thi hành luật pháp, biện pháp này không bao giờ là phương pháp tối ưu vì người bị quăng lưới cũng chính là người dân. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp không đồng nghĩa với gây nguy hiểm cho dân. Vụ việc trên đưa ta tìm về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi xã hội khác trong ứng xử cộng đồng: Mày-tao, hỗn xược với dân khi hai bên phải đối diện với nhau trên đường phố hay trong trụ sở.

Những khẩu hiệu của ngành khi tiếp xúc với dân ngày càng chỉ là khẩu hiệu. Thực tế cuộc sống đã khác hẳn. Khi nạn mãi lộ ngang nhiên hoành hành, hệ quả tất yếu là người dân không còn tôn trọng hình ảnh người CSGT nữa. Ngược lại, ngành giao thông (xin nhấn mạnh không phải là tất cả) cũng nhìn người dân lưu thông trên đường phố là bọn "cứ bắt nó nhả tiền ra", chẳng cần cái gọi là điều lệnh ngành như chào hỏi cho mất thì giờ. Xã hội mặc nhiên hình thành một hình thái giao tiếp bất cần văn hóa. Hai bên đều không tôn trọng nhau.

Ngoài chấp hành nghiêm điều lệnh, CSGT còn phải văn minh, lịch sự trong giao tiếp với dân. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HTD

Nhưng dù thế nào các CSGT cũng phải ghi nhớ điều này. Không phải người dân nào cũng có đủ ý thức hay bình tĩnh khi có va chạm, bị xét hỏi trên đường phố. Hình ảnh cô gái tát công an năm ngoái là một ví dụ. Nhưng cũng không mấy anh cảnh sát nào có đủ bình tĩnh để giải thích với người dân, kiềm chế mình không sử dụng vũ lực với dân như anh giao thông bị tát. Với người dân, không thể đòi hỏi ai cũng am hiểu luật đi đường. Cảnh sát phải là người có nghĩa vụ hướng dẫn, chỉ bảo, phải phân biệt thái độ không am hiểu với hành vi cố tình vi phạm để quyết định hướng dẫn hay xử phạt. Tiếc thay số CSGT thực sự vì dân ít gặp trên đường phố. Nhiều viên cảnh sát xem người đi đường là một nguồn thu nhập (!) và khi đã xem như thế, chắc chắn không có sự tôn trọng nào cho cả hai bên. Hệ quả của nó là CSGT sẵn sàng "mày-tao" với cả những người lớn tuổi hơn mình rất nhiều.

Nhất định phải cải thiện hình ảnh, có sự tôn trọng lẫn nhau. CSGT tôn trọng dân, dân tôn trọng sắc phục của CSGT. Cảnh sát phải vì dân, tôn trọng người dân thật sự. Khi ấy mới mong đạt được hành vi ứng xử công cộng mà nhiều nước văn minh khác đã có từ lâu giữa người dân và cảnh sát đường phố.

Nếu CSGT còn coi thường dân sẽ không có đáp án tốt đẹp về hành vi ứng xử. Cái gốc ở đấy mà thôi.

Cố gắng giảm thiểu sơ suất

Đội chúng tôi có hàng trăm chiến sĩ và đa số là những người trẻ. Đôi khi gặp những đối tượng vi phạm quá ngông nghênh hoặc do làm việc liên tục ở ngoài đường với áp lực cao, anh em có thể gây ra sơ suất với dân. Lãnh đạo đội sẽ luôn nhắc nhở, yêu cầu anh em mềm mỏng, bình tĩnh xử lý vụ việc theo đúng quy định.

ÔngNGUYỄN VĂN ĐỘĐội trưởng Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh, Công an quận 9, TP.HCM

Do công việc nhiều nên chúng tôi khó tránh khỏi sơ sót, nhất là trước những tình huống phát sinh không thể lường trước. Trường hợp thấy phật ý, người dân nên kịp thời nhắc nhở hoặc phản ánh ngay đến lãnh đạo.

Trung tá HUỲNH PHƯỚC THUẬNĐội trưởng Đội CSQLHC về TTXH, Công an quận 6

Thực hiện "năm không, năm phải"

Nếu có thái độ bất lịch sự với dân, công an đã vi phạm điều lệnh CAND. Ngoài việc thực hiện cuộc vận động "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa" do Bộ Công an phát động, chúng tôi còn yêu cầu cán bộ, chiến sĩ công an phải thực hiện "năm không, năm phải" do tỉnh phát động. Trong đó quan trọng nhất là không được gây phiền hà, sách nhiễu người dân (một trong năm không) và phải văn minh, lịch sự trong giao tiếp ứng xử; phải có tác phong nghiêm túc; phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; ăn nói lịch sự lễ phép với nhân dân.

Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động này theo tiêu chí cán bộ, chiến sĩ nào bị phản ánh có thái độ vô lễ, sách nhiễu người dân sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật. Chúng tôi chưa nghe chuyện công an chửi thề hay "mày tao" với dân, nếu có nghe thì nhất định không bỏ qua.

Đại táNGUYỄN HÂN HOAN,Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng, Công an tỉnh Đồng Tháp

Đề nghị dân phản ánh ngay

Khi gặp phải một chiến sĩ công an nào phách lối, sách nhiễu, đề nghị người dân báo ngay cho cơ quan công an. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc, không bao che cho bất kỳ ai. Bởi lẽ điều lệnh CAND quy định rõ "CAND đối với dân phải kính trọng, lễ phép, vì nhân dân phục vụ".

Hiện chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về cách ứng xử của công an trong khi thi hành công vụ; về đạo đức tác phong của công an. Trong những cuộc tiếp xúc này, ban giám đốc thường nghe các ý kiến về tác phong làm việc, chứ chưa nghe nói cán bộ, chiến sĩ hỗn láo, lỗ mãng với dân.

Đại táNGUYỄN HỮU TRÍPhó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang

T.HIẾU - M.HIẾUHÙNG ANH ghi

ĐỖ TRUNG QUÂN

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty