TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 19, 2009

Bắt về nước sau khi tốt nghiệp, nhiều du hoc sinh VN phản đối kịch liệt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=105695&z=157
medium_VN_91213594_hoc.JPG

Sinh viên Việt Nam tìm hiểu một số trường đại học ở Hoa Kỳ đến Hà Nội mở một hội chợ về giáo dục Hoa Kỳ ngày 28 Tháng Chín 2009 vừa qua. (Hình: AFP/Getty Images)







HÀ NỘI (TH) - Bộ Giáo Dục Ðào Tạo Việt Nam vừa đưa ra một dự thảo nghị định bắt sinh viên du học không được ở lại nước sở tại quá 3 năm kể từ khi tốt nghiệp bất kể là du học bằng học bổng hay từ tiền tự túc.
Nhiều tờ báo ở Việt Nam bàn tán sôi nổi về đề tài này trong mấy ngày qua mà nhiều người cho là không khả thi kiểu “hành là chính.”
Không những vậy, dự thảo qui định mới còn bắt những du học sinh sau khi tốt nghiệp phải đóng thuế thu nhập tới 40% dù đã phải đóng thuế cho nước sở tại.
Dự thảo qui định của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đòi hỏi sinh viên du học làm công tác tuyên truyền chính trị và phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan của nhà nước từ chuyện học đến chỗ ở sau mỗi học khóa 3 tháng. Ngoài ra, nếu không tuân theo các qui định này, nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước, bằng cấp chuyên môn đã học sẽ không được nhà nước công nhận, coi như bằng giả.
Theo bản tin của VietnamNet, “Quy chế này áp dụng đối với mọi công dân đang được đào tạo ở nước ngoài, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, bao gồm: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, người dự khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 90 ngày đến 1 năm; các tổ chức, cá nhân làm công tác lưu học sinh ở trong và ngoài nước.”
Một mặt thì muốn kiểm soát chặt chẽ các sinh viên du học, nhưng lại để một lỗ hổng cho các con ông cháu cha vừa đi du học vừa là đầu cầu chuyển tiền ăn cắp, ăn hối lộ ra ngoại quốc. Theo cuộc phỏng vấn của VietnamNet với ông Trương Duy Phúc, phó cục trưởng Cục Ðào Tạo với nước ngoài (Bộ GD-ÐT) ngày 15 Tháng Mười Hai, 2009, du học tự túc “ở lại lao động tự do cho các cơ sở nước ngoài... không liên quan đến quy định này và muốn ở lại bao lâu thì tùy.”
Nhưng “sẽ là hoàn toàn bất hợp lý khi ép buộc các du học sinh tự bỏ tiền ra du học phải về Việt Nam trong vòng 3 năm. Họ đã tự bỏ tiền ra để đầu tư cho tương lai của họ, vậy cũng nên có quyền tự lựa chọn nơi làm việc của mình miễn là không vi phạm pháp luật.” Sinh viên ban tiến sĩ toán Ðỗ Ðức Hạnh (Ðại Học UC Berkeley, California) viết trong thư kiến nghị đại diện cho khoảng 800 sinh viên cao học gửi Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo Việt Nam, phổ biến trên VietnamNet.
Ông Hạnh nói thêm, “Theo dự thảo trên, việc áp dụng quy chế này cho tất cả các du học sinh, dù tự túc hay tự xin học bổng du học là đi quá giới hạn của Bộ GD-ÐT.”
Ông Ðỗ Ðức Hạnh kết luận bức thư, gọi đó là “một dự thảo có quá nhiều kẽ hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện.”
Ông Hạnh và các người khác đều phản đối dự thảo qui định đánh thuế thu nhập tới 40% (vì coi như mức thu nhập cao ở Việt Nam) trong khi nếu có việc làm, đã phải đóng thuế cho nước sở tại rồi.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” xảy ra với tất cả các nước đang phát triển có sinh viên đi du học ở các nước tiên tiến. Một số không nhỏ sau khi đã tốt nghiệp, ở lại nước sở tại kiếm làm, lập gia đình, xin nhập tịch. Nếu chấp nhận trở về nước ngay, rất có thể họ không kiếm được việc làm hợp với khả năng hiểu biết chuyên môn mới được đào tạo. Hoặc lương bổng rất thấp, không đủ sống, chưa kể đến sự chèn ép, phe đảng trong hệ thống.
“Theo tôi, đây là quy định không có tính khả thi, đặt vấn đề như vậy có lẽ phù hợp hơn với thời bao cấp, khi mà toàn bộ lưu học sinh (LHS) đi học bằng học bổng của Nhà nước. Hiện nay lưu học sinh đi học có học bổng nhà nước thì đã phải chịu những quy định liên quan đến học bổng đó rồi, còn những người đi học tự túc thì không có lý do gì để buộc người ta phải về nước sau ba năm.” Ông Nguyễn Minh Thuyết, một đại biểu quốc hội Việt Nam nói trên tờ Tuổi Trẻ.
Cô Ðỗ Mai Trang, (cựu sinh viên tại Trường ÐH Quốc gia Singapore), phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ, “...đánh giá của tôi là có nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo không có tính khả thi và chưa phù hợp thực tế. Trước hết, về mặt quản lý, LHS đi đào tạo bằng học bổng của Nhà nước thì có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định, trong đó có việc bắt buộc trở về làm việc, cống hiến trong nước như một điều kiện để được nhận học bổng.”
Cô nói thêm, “Nhưng đối với những du học sinh tự túc, tự bỏ tiền đi học ở nước ngoài, nếu cũng quản lý họ bằng một quy định chung với người đi học bằng tiền nhà nước sẽ không hợp lý. Mà có muốn quản lý chắc phải bằng giải pháp nào khác, chứ bằng cách như đề xuất trong dự thảo quy chế sẽ không khả thi, sẽ bị lách luật bằng nhiều cách...”
Theo phúc trình của Viện Giáo Dục Quốc Tế công bố vào cuối năm 2008, tổng số sinh viên du học ở Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng kỷ lục 45% và là mức tăng cao nhất trong các quốc gia. Sinh viên từ Việt Nam đã tăng đều đặn kể từ năm 1999, nhưng tăng mức vượt bực trong 2 năm qua với 31% trong năm 2007 và 45% trong năm 2008, đưa số sinh viên từ Việt Nam lên 8769 người, lần đầu tiên lọt vào số 13 quốc gia có nhiều du học sinh vào Hoa Kỳ.
Sinh viên du học tự túc từ Việt Nam đến Úc có lẽ nhiều nhất, hiện có khoảng 21,000 ngàn người vì tốn kém ít hơn ở Mỹ và các quốc gia tây phương khác rất nhiều. Khoảng hơn 5,000 sinh viên đang du học ở Nga vì giáo dục ở đây cũng tương đối rẻ hơn và cha mẹ sinh viên cũng có thể từng được đào tạo ở đây trong khi Việt Nam với nước này đang có những mối quan hệ đối tác chiến lược được “nâng lên tầm cao mới.” (TN)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty