TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, December 17, 2009

Người nước ngoài bất hợp pháp ở VN - Bài 2: Đứng đường... chờ việc

16/12/2009 23:47

Hai người nước ngoài đang lấy hàng quần áo đặt mua tại một shop trên đường Trương Vĩnh Ký (Q.Tân Phú) - Ảnh: Minh Nam
“Ở VN kiếm sống quá dễ”, một thanh niên ngoại quốc đã nói với chúng tôi như thế. Nhưng cái “dễ” mà anh này diễn tả không phải là kiếm tiền dễ mà là không bị kiểm tra gắt gao, không cần visa lao động, không cần tay nghề, vẫn có thể kiếm được việc làm. >>  Bài 1: Phố "Tây ba lô" Tân Phú
Khoảng 12 giờ trưa giữa tháng 12.2009, đang lưu thông trên đường Nguyễn Thái Học, Q.Tân Phú, chúng tôi bỗng giật mình khi 3 chiếc xe máy chở 6 người nước ngoài phóng nhanh, lạng lách trên đường rồi tấp vào một khu chợ. “Họ mua thực phẩm về tự nấu ăn đó”, chị K. bán rau cho biết. Sau khi lững thững đi bộ đến từng quầy mua vài quả cà, bó rau bỏ vào bịch ni-lông trên tay, cả 6 người lên xe phóng đi.
Lấy vợ, sinh con...
“Họ làm gì kiếm sống?”, chúng tôi hỏi H., một người Nigeria, ăn mặc lịch sự đang trông quán cơm cho vợ ngồi gần đó. H. nói anh quen biết rất nhiều người trong số đó vì là đồng hương, đa số mua bán quần áo, giày dép và một số đang tìm việc. H. bảo anh sang VN được gần 3 năm. Lúc đầu, cũng mua quần áo bị lỗi ở một số công ty đem về nước bán, dần rồi hết vốn, giờ anh chuyển sang làm cho một văn phòng đại diện của người Nigeria. Tuy nhiên, H. cũng thở dài: “Lương bấp bênh lắm, có tháng 300 USD, có tháng không có đồng nào”. Chỉ vào cô vợ trẻ vừa bán cơm cho khách vừa coi chừng cô con gái, tóc xoăn, mắt to tròn cứ quấn lấy mẹ, H. nói kinh tế gia đình trông hết vào đấy.

Ben có thể làm bất cứ việc gì mà bạn thuê, chỉ cần bạn trả cho anh ta một bữa cơm.



Đang nói chuyện thì có một anh tấp xe vào mua cơm, H. giới thiệu: “Anh này có cái shop trên đường Độc Lập. Những người mở shop kinh doanh như vậy ở VN giờ cũng nhiều”. Cũng giống như H., anh này đã lấy vợ là người VN và có hai con.
Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang bởi một người đến chào H. Anh này giới thiệu mình tên Monoh, sang VN một thời gian và đang là giáo viên tiếng Anh của một trường ở Bình Dương. Monoh hớn hở khoe, anh vừa xin được giấy phép mở văn phòng đại diện và như vậy đồng nghĩa với việc anh sẽ có giấy tờ hợp pháp ở VN.

 
Cuối tuần, John thường đến chơi bóng cho nhóm VLC ở quận Tân Bình
Ở một bàn bên cạnh, nhóm người khác vừa ăn cơm, vừa cười nói vui vẻ. Hai thanh niên khoe tối qua vừa tán tỉnh mấy cô gái trong tiệm hớt tóc nam ở đường Phạm Phú Thứ, Q.Tân Bình. “Tối qua đổi 100 USD, vào đó gội đầu đã xin được số điện thoại của một em”, một anh vừa kể vừa đưa tay xoa cái đầu trọc không còn sợi tóc.

Lawrence, đến từ Zimbabwe

Qua đợt kiểm tra hành chính một số kho hàng nằm trên địa bàn Q.Tân Phú vào giữa năm 2009, Công an Q.Tân Phú đã phát hiện nhiều công nhân người nước ngoài làm việc tại đây đều không có giấy phép lao động, hết hạn visa, thậm chí người chủ thuê kho hàng mua bán áo quần cũng là khách du lịch. Tất cả những người này đã bị cơ quan công an xử lý vi phạm hoạt động sai mục đích nhập cảnh.

Vất vả lắm, chúng tôi mới “bám” theo được hai người trên tay cầm một bọc đồ đang đi bộ khá nhanh trên đường Thành Công. Sau gần 20 phút đi bộ vòng qua nhiều tuyến đường, họ vào một căn nhà nằm trong hẻm trên đường Nguyễn Văn Ngọc. Trong đó có hơn 10 người đang lựa chọn từng đống quần áo, giày dép rồi bỏ vào những thùng carton lớn... Một người dân ngụ ở khu vực này cho biết, họ đến đây thuê nhà khoảng 2 năm nay, mua quần áo tồn kho ở các doanh nghiệp may, phân loại đóng gói gửi về nước...
“Chỉ cần một bữa cơm”
Trong những lần chat, nói chuyện với Lawrence đến từ Zimbabwe, chúng tôi được biết, anh tới TP.HCM đã gần 2 năm và muốn định cư ở đây lâu dài vì so với đất nước anh, VN “dễ sống hơn nhiều”.
Law kể rằng, trước đây Zimbabwe được biết đến như một trong những quốc gia phát triển nhất châu Phi, từng được mệnh danh là “Rổ bánh mì của châu lục”, đời sống người dân khá ổn định. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Zimbabwe đang rơi vào cảnh khó khăn do lạm phát, vì thế nhiều người tản đi các nước tìm kế sinh nhai. Law và nhóm bạn quyết định sang VN. Vì ngôn ngữ chính của Zimbabwe là tiếng Anh nên Law dễ dàng xin được việc tại 2 trung tâm Anh ngữ ở Q.Tân Bình và huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, chỉ có Law là may mắn như thế, còn lại những người khác trong nhóm làm việc chỉ để “to make rice a day” - kiếm cơm qua ngày. Để minh chứng cho điều này, Law chỉ tay qua anh bạn vạm vỡ, cao gần
1,9 mét, giới thiệu tên là Benzites. “Ben có thể làm bất cứ việc gì mà bạn thuê, chỉ cần bạn trả cho anh ta một bữa cơm”.
Tại một điểm bán quần jeans cũ trên đường Âu Cơ, chúng tôi gặp hai anh chàng vạm vỡ đang khiêng hai túi to đựng quần áo xuống xe trong cái nắng oi ả. Chị bán hàng trạc 30 tuổi bảo chiều nào cũng mướn họ chở đồ từ nhà ra chỗ bán. “Một chuyến như thế là 15 ngàn đồng, cả đi lẫn về là 30 ngàn đồng, ngoài ra không thấy họ làm gì. Những ngày trời mưa không ra bán hàng được thì họ không có tiền, phải xin cơm bạn bè hoặc ăn thiếu tại quán quen”, chị này nói.
Cũng có người thuê được xe gắn máy, chạy xe ôm chở những người đồng hương mới sang còn lạ nước lạ cái chưa rành đường đi vừa để giúp nhau, vừa mưu sinh. “Chạy vậy thôi, chứ làm gì có bằng lái xe”, một bác tài “Tây” thú nhận.
Dạo quanh các sân đá bóng 11 người ở Sài Gòn như sân cây Sộp, sân Trung tâm Huấn luyện bay, sân Thành Long, sân Trung tâm Thể dục thể thao Công an thành phố (Đầm Sen)... vào những ngày cuối tuần sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của những cầu thủ nghiệp dư ngoại trên nền cỏ xanh. Khang, một cầu thủ đá “chầu”, cho biết giá thuê “cầu thủ ngoại” đá phong trào chừng 100 - 200 ngàn đồng/trận, gọi là có liền. Khang chỉ chúng tôi một vài điểm tập kết mà những cầu thủ này hay đến như khu vực Cầu Đỏ (Q.7), Phạm Ngũ Lão (Q.1)...
“Không thể nuôi nhiều như thế”
Theo giới thiệu của một người quen, chúng tôi liên lạc với ông Tr. (ở Q.12) đặt vấn đề thuê một “cầu thủ” ngoại đá độ, không ngần ngại ông giới thiệu cho chúng tôi 4, 5 người mà ông biết. “Vào những ngày cuối tuần, tụi nó chạy show dữ lắm. Gặp mấy độ lớn, kiếm cũng được không ít tiền, nếu thắng”, ông Tr. cho hay. Theo ông Tr., những “cầu thủ” này cũng nhiều dạng, thuê nhà ở nhiều quận ven thành phố.
Minh, thành viên của Câu lạc bộ VLC cho biết, trong câu lạc bộ của anh cũng nuôi một “cầu thủ” đến từ Cameroon, tên John. “Chủ yếu là bao John ăn uống ngày hôm đó và cho 50 - 100 ngàn đồng/trận. Bữa trước, hắn dẫn 4, 5 người đồng hương đến xin việc, nhưng câu lạc bộ là do tiền của các thành viên góp vào thuê sân chơi nên không thể nuôi nhiều như thế”.
Trong những ngày thâm nhập vào thế giới thu nhỏ của những người nước ngoài gốc Phi ở Sài Gòn, chúng tôi được biết đa số họ nhập cảnh vào VN với mục đích đi du lịch nhưng thực chất họ muốn tìm việc làm, lập nghiệp dài lâu. Do họ tự phát chứ không được công ty xuất khẩu lao động nào hướng dẫn nên khi đến VN đa số thất nghiệp. Thời gian đầu còn tiền, họ thuê khách sạn ở nhưng chẳng bao lâu thì cháy túi, nợ nần nên sống lang thang, ai thuê gì làm nấy. Có thời gian, hàng chục người tụ tập tại Q.Thủ Đức, ra đứng đường chờ việc. Thậm chí, có lúc họ khiêng đồ, dọn nhà... chỉ để kiếm cơm.
Nhóm PV Xã hội

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty