TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, January 8, 2010

Còn chạy chức, chạy quyền vì có người 'bật đèn xanh'

Cập nhật lúc 06:28, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)
 - "Có người chạy chức chạy quyền vì có người bật đèn xanh, có người chấp nhận "sự chạy" này", Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú trả lời báo giới bên lề Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010 kết thúc ngày 7/1 ở TP.HCM.  
Báo cáo tóm tắt cuộc thăm dò dư luận xã hội (do Viện nghiên cứu Dư luận xã hội tiến hành) cho thấy, có từ 50% số người được hỏi trở lên cho rằng năm 2009, người dân bức xúc nhất với 9 vấn đề, trong đó phải kể đến nạn tham nhũng và tệ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội.
Không nôn nóng
Thưa ông, theo báo cáo tóm tắt cuộc thăm dò dư luận thì năm 2009, nạn tham nhũng là vấn đề gây bức xúc nhất trong dân. Vậy Ban Tuyên giáo Trung ương, với nhiệm vụ của mình, đã có kế hoạch gì nhằm góp phần đẩy lùi vấn nạn này?   
Ông Phùng Hữu Phú: Tôi cho rằng trách nhiệm chính của những người làm công tác tư tưởng là phải tuyên truyền trên cả hai mặt. Một mặt là tiếp tục phê phán và lên án một cách chính xác những hiện tượng tham nhũng nhưng mặt khác, cũng phải làm tốt công tác biểu dương những gương tốt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Không nên chỉ tuyên truyền một chiều. 



"Trong nhiều cuộc họp, câu hỏi ai chạy chức, ai chạy quyền đã được đặt ra nhưng cứ rơi vào thinh lặng, không có ai trả lời", ông Phùng Hữu Phú nói. Ảnh: Đoàn Quý
Tiếp đó, phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nếu phong trào làm theo tấm gương của Bác, trước hết là trong việc "cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" mà tốt thì sẽ tốt. Đây cũng là phương châm của ngành tư tưởng là lấy cái tốt dẹp cái xấu, lấy cái đúng để đẩy lùi cái sai.  
Tôi cho rằng, việc đấu tranh phòng chống tham nhũng phải được xem là trách nhiệm thường xuyên, rất quan trọng của ngành tuyên giáo. 
Trong công tác tuyên giáo năm 2010, nên chăng cần có một chương trình hành động riêng để đẩy lùi nạn tham nhũng?  
Thực ra, đẩy lùi nạn tham nhũng là công việc lâu dài, không thể nôn nóng được. Tách riêng việc phòng chống tham nhũng thành một cuộc vận động trong năm, không khéo sẽ rơi vào kiểu làm phong trào. Ngành tuyên giáo đã xác định về tư tưởng là quyết tâm, kiên trì, bền bỉ trong triển khai cuộc đấu tranh với vấn nạn này.  
Trong chương trình nhân sự cho đại hội Đảng các cấp sắp tới, Đảng quyết tâm công khai những cán bộ tham nhũng và có hành vi cũng như dư luận không tốt trong vấn đề này. Ban Tuyên giáo sẽ đóng vai trò như thế nào để giúp cho Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp chọn lựa cán bộ? 
Một trong những lợi thế của công tác tuyên giáo là có một kênh nắm bắt dư luận xã hội rất sâu rộng từ Trung ương đến cơ sở. Qua kênh dư luận xã hội này, các ngành, các cấp có cơ sở để tham khảo.  
Tất nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa hoàn toàn vào dư luận xã hội vì cũng có lúc dư luận xã hội chưa thật chuẩn xác mà phải thẩm định lại thông tin từ dư luận, sau đó cung cấp dữ liệu ban đầu giúp các cấp ủy cân nhắc, thẩm tra và đánh giá cán bộ được chính xác hơn.  
Nói thật, nói hết 
Dư luận hiện rất bức xúc trước nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội. Thăm dò của Viện nghiên cứu Dư luận xã hội cũng cho thấy tỷ lệ người dân bức xúc với vấn nạn này năm 2009 đã tăng cao so với năm 2008. Ý kiến của ông?
Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội cũng đã được đặt ra trong nhiều cuộc họp của Đảng, của chính quyền với câu hỏi "ai chạy chức, ai chạy quyền?" nhưng câu nỏi này vẫn rơi vào thinh lặng, không có ai trả lời.
Theo tôi, để đẩy lùi vấn nạn này cũng vẫn phải dựa vào kênh dư luận xã hội. Chúng ta phải phát động phong trào làm sao để từ người dân đến cán bộ, đảng viên đều nói thật, nói hết những tồn tại, tiêu cực. Một khi dân nói hết, cán bộ, đảng viên nói hết thì chúng ta sẽ có cơ sở, có điều kiện để thẩm định, đánh giá, từ đó mới ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này được.  
Tất nhiên, trong chuyện này, yếu tố quyết định vẫn là sự gương mẫu, trung thực của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ có quyền quyết định nhân sự, cán bộ tham mưu về công tác nhân sự.  
Nếu anh trong sáng, lành mạnh thì chắc sẽ không có nạn chạy chức chạy quyền. Có người chạy chức chạy quyền là vì có người bật đèn xanh, có người chấp nhận "sự chạy" này. Nếu ai cũng không chấp nhận thì chắc tình trạng này khó tồn tại.
Những vấn đề này thuộc về công tác tư tưởng. Làm sao để dân nói thật, nói hết; cán bộ nói thật, nói hết là trách nhiệm của ngành tuyên giáo trong thực hiện công tác tư tưởng với cán bộ, với nhân dân.


                      Nói rõ sự thật để nhân dân đồng cảm
Phát biểu kết thúc Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2009, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa khẳng định: “Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương xác định năm 2010 là năm lấy nhiệm vụ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của toàn ngành”. 
Nhìn lại năm 2009, ông Tô Huy Rứa cho rằng đây là năm có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ công tác tuyên giáo, từ Trung ương đến cơ sở. Theo ông, năm 2009 là năm mà ngành tuyên giáo rất cần phải nói rõ sự thật để nhân dân đồng cảm, chia sẻ với mọi khó khăn, tồn tại của Đảng, của đất nước; là năm rất cần sự thống nhất cao về tư tưởng chính trị trong toàn Đảng, toàn dân; năm của sự cần thiết phải phát hiện, nâng niu, khẳng định kịp thời các nhân tố mới, các điển hình nỗ lực vươn lên trong khó khăn. 

  • Đoàn Quý ghi

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty