Lao Động số 2 Ngày 04/01/2010 Cập nhật:
8:13 AM, 04/01/2010
|
|
(LĐ)
- Từ 1.1, người dân và tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra trong 3 lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi
hành án có quyền yêu cầu và Nhà nước phải bồi thường theo Luật Trách
nhiệm bồi thường nhà nước.
Tuy
nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp luật thì nếu không nâng cao năng lực,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức trong quá
trình thực thi công vụ thì Nhà nước dễ trở thành con nợ...
Công chức không thực thi công vụ, Nhà nước phải bồi thường
Theo ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - thì việc ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước (Luật TNBTNN) phản ánh quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Luật đã đặt vai trò, địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với Nhà nước, nghĩa là luật cho phép người dân yêu cầu, khởi kiện và Nhà nước phải bồi thường khi các công chức, viên chức của mình có lỗi... Điều này có ý nghĩa to lớn tới tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính của đất nước.
Theo ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - thì việc ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước (Luật TNBTNN) phản ánh quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Luật đã đặt vai trò, địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với Nhà nước, nghĩa là luật cho phép người dân yêu cầu, khởi kiện và Nhà nước phải bồi thường khi các công chức, viên chức của mình có lỗi... Điều này có ý nghĩa to lớn tới tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính của đất nước.
Một chủ trương và quyết định đúng đắng và hợp với xu hướng thời đại khi nước ta có luật buộc các cơ quan nhà nước bồi hoàn cho người dân khi có sai phạm. Nguyễn Thanh Hiệp |
Xem tiếp |
Cũng theo luật sư Thiên thì điểm nổi bật là luật đã xác định cả những trường hợp người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt hại thì Nhà nước phải bồi thường.
Cụ thể: Trong quản lý hành chính là các hành vi: Không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện.
Trong thi hành án dân sự là các hành vi: Không ra các quyết định về thi hành án như quyết định thi hành án, cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án... và không tổ chức thi hành các quyết định này.
Trong thi hành án hình sự là hành vi không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.
Hải quan Bắc Thăng Long (Hà Nội) làm thủ tục cho các doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hà. |
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - giám đốc một Cty tư vấn luật - thì hành vi thụ động, thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức vừa gây thiệt hại rất lớn, lại vừa tạo ra môi trường nảy sinh tiêu cực. Việc chậm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư đôi khi làm tuột mất một dự án, thậm chí xoá sổ cả một doanh nghiệp... nhưng thường lâu nay không ai phải chịu trách nhiệm cả. Và việc Luật TNBTNN làm niềm tin về việc sớm khắc phục các hạn chế trên có cơ sở để thực hiện.
Không nâng cao năng lực, trách nhiệm..., Nhà nước thành con nợ
Khó khẳng định vi phạm của người thi hành công vụ
Luật sư Phạm Hồng Sơn - Đoàn luật sư Ninh Bình - cho biết: Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước có nhiều điểm mới so với các quy định khác của pháp luật trước đây về lĩnh vực này, đồng thời tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, nhất là trong trường hợp thiệt hại do công chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra. Trong đó, tôi thấy có một điểm mới khác so với trước đây là luật quy định hành vi không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì Nhà nước cũng phải bồi thường. Tuy nhiên, luật quy định điều kiện phát sinh quyền được bồi thường là phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường. Việc này là rất khó và mất rất nhiều thời gian với người bị thiệt hại, vì các quy định của chúng ta còn chưa cụ thể và rất khó khẳng định vi phạm của người thi hành công vụ ngay, toà thì có vụ việc xử đến 9 lần vẫn chưa xong... Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, về hình sự, số vụ khiếu nại là 5.401 vụ, nhưng có căn cứ pháp luật chỉ là 138 vụ, chiếm khoảng 2,48%. A.M ghi |
Trong bối cảnh nền hành chính còn đang trong quá
trình hoàn thiện, hàng nghìn thủ tục đang cần được cải cách, thậm chí
loại bỏ, năng lực, trách nhiệm cán bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu
cực..., thì không ít ý kiến tỏ ra lo ngại việc chỉ riêng trong hoạt
động quản lý hành chính luật xác định tới hơn 11 nhóm hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây ra... phải bồi thường sẽ khiến ngân
sách nhà nước ôm nợ.
Cụ thể, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp như ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép; áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...
Theo một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thì đây đều là những lĩnh vực rất dễ xảy ra sai phạm và nếu không khắc phục được tình trạng này, ngân sách nhà nước sẽ phải dành một khoản không nhỏ để bồi thường.
Theo báo cáo của Chính phủ từ năm 1997 đến 2007, cả nước mới chỉ giải quyết 170 vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra (theo Nghị định 97) với số tiền bồi thường là trên 16 tỉ đồng. Còn sau 4 năm thi hành Nghị quyết 388 bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự, thì cũng mới giải quyết được 200 vụ với tổng số tiền bồi thường là gần 15 tỉ đồng. Dù vậy, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận: Số lượng vụ việc được bồi thường không tương xứng với yêu cầu thực tế.
Theo luật sư Lê Thiên, dù luật đã quy định người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi hoàn tiền bồi thường cho Nhà nước; tuy nhiên, tính khả thi của quy định này không cao. Theo luật sư Thiên, nếu không nâng cao năng lực và trách nhiệm công vụ của cán bộ, ngân sách nhà nước sẽ phải dành một khoản rất lớn để bồi thường cho các sai phạm của cán bộ công chức gây ra.
Và không phải đến bây giờ, ngay từ khi xây dựng luật này, tại diễn đàn QH từ Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH - ông Ksor Phước - đến Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Phùng Quốc Hiển và nhiều ĐB đều tỏ ra lo lắng cho túi tiền quốc gia. Thậm chí, ông Ksor Phước còn băn khoăn “không khéo luật ra đời, Nhà nước lại trở thành... con nợ”.
>> Ý kiến của bạn
Cụ thể, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp như ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép; áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...
Theo một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thì đây đều là những lĩnh vực rất dễ xảy ra sai phạm và nếu không khắc phục được tình trạng này, ngân sách nhà nước sẽ phải dành một khoản không nhỏ để bồi thường.
Theo báo cáo của Chính phủ từ năm 1997 đến 2007, cả nước mới chỉ giải quyết 170 vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra (theo Nghị định 97) với số tiền bồi thường là trên 16 tỉ đồng. Còn sau 4 năm thi hành Nghị quyết 388 bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự, thì cũng mới giải quyết được 200 vụ với tổng số tiền bồi thường là gần 15 tỉ đồng. Dù vậy, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận: Số lượng vụ việc được bồi thường không tương xứng với yêu cầu thực tế.
Theo luật sư Lê Thiên, dù luật đã quy định người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi hoàn tiền bồi thường cho Nhà nước; tuy nhiên, tính khả thi của quy định này không cao. Theo luật sư Thiên, nếu không nâng cao năng lực và trách nhiệm công vụ của cán bộ, ngân sách nhà nước sẽ phải dành một khoản rất lớn để bồi thường cho các sai phạm của cán bộ công chức gây ra.
Và không phải đến bây giờ, ngay từ khi xây dựng luật này, tại diễn đàn QH từ Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH - ông Ksor Phước - đến Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Phùng Quốc Hiển và nhiều ĐB đều tỏ ra lo lắng cho túi tiền quốc gia. Thậm chí, ông Ksor Phước còn băn khoăn “không khéo luật ra đời, Nhà nước lại trở thành... con nợ”.
>> Ý kiến của bạn
Duy Thanh
No comments:
Post a Comment