Hình ảnh những loại vũ khí nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng trong vụ đàn áp giáo dân Đồng Chiêm
2 bình xịt hơi cay đã sử dụng
4 vũ khí chưa nổ: gom được 3 lựu rít khói và 1 quả nổ nghiệp vụ
7 Quả lựu xịt khói: 6 loại võ trang và 1 loại vỏ màu vàng đã nổ
7 quả nổ nghiệp vụ màu vàng đã nổ 10 quả nổ nghiệp vụ màu trắng đã nổ
28 vỏ vũ khí của cánh sát vương tại nhà dân và đường dẫn vào xóm
Áo thấm máu của nạn nhân Bà Đinh Thị Thảo nhà có vũ khí của cảnh sát bắn vào Bình xịt hơi cay chống bạo loạn bỏ lại hiện trường Bộ Công An 1 Cách sử dụng bình xịt hơi cay
Chiến công của cảnh sát
Áo đẫm máu
ĐT 7 560 953 số quân đội
Găng tay cảnh sát sử dụng vứt lại trên bờ đê
Găng tay cảnh sát sử dụng vứt lại trên bờ đê Giáo dân sắp trở thành nạn nhân
Một số găng tay cảnh sát sử dụng được gom lại
Nạn nhân
Nạn nhân của cảnh sát
Nạn nhân của cảnh sát
Nạn nhân của cảnh sát
Nền nhà bà Đinh Thị Thảo bị cháy đen vì dính vũ khí của Cảnh Sát Nhãn mác màu trắng
Nhãn mác quả nổ nghiệp vụ màu vàng
Nhãn mác vũ khí 1
Quả nổ bắn vào nhà, có quả chưa nổ
Nhãn quả phá nổ nghiệp vụ
Nhãn quả phá nổ nghiệp vụ vương trên đường
Thánh giá bị tháo gỡ lúc 6h sáng
Giáo
dân ở giáo xứ Đồng Chiêm cáo buộc chính quyền và công an thành phố Hà
Nội đã dùng vũ lực đánh người trong khi tháo dỡ cây thánh giá được giáo
dân dựng trên Núi Chẽ (còn gọi là Núi Thờ).
Vụ việc xảy
ra vào sáng ngày 06/01, khi chính quyền xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tổ
chức tháo dỡ công trình mà họ gọi là "xây dựng trái phép". Giáo xứ Đồng
Chiêm đã tổ chức cho giáo dân đứng ra cầu nguyện phản đối, và họ cáo
buộc công an đã dùng vũ lực làm bị thương hàng chục người. Phản ứng Công tác
tháo dỡ thánh giá trên đỉnh núi tại xứ đạo Đồng Chiêm ở mạn
tây nam Hà Nội đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận công
giáo tại Việt Nam. Các bản tin
trên trang mạng VietCatholic đăng ảnh và video những người dân bị
thương và phản ứng của một số linh mục trước những hành động
được mô tả là "đàn áp" của lực lượng công an. Báo Hà Nội
Mới thì lại coi hành động xây dựng thánh giá là "trái phép"
và nói rằng một số giáo dân đã bị kích động, ra hiện trường
"chửi bới và ném gạch đá vào lực lượng bảo vệ". Tờ báo của
Thành ủy thành phố Hà Nội viết giáo dân đã "tự động giải tán" sau khi
"được các lực lượng chức năng vận động, thuyết phục". Linh mục
Nguyễn Văn Khải từ Linh mục đoàn Hà Nội có mặt tại hiện
trường khi tình hình đã tạm ổn vào chiều ngày 6.I.2010 cho
biết trên nền đất còn lại "khoảng 10 trái nổ nghiệp vụ, 10
lựu rít khói màu và 2 vỏ bình xịt hơi cay" do bộ công an sản
xuất. Thánh giá
bằng bê tông được giáo xứ Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ
Đức, mạn tây nam Hà Nội dựng trên đỉnh núi Chẽ hay còn được
dân địa phương gọi là núi Thờ từ tháng 3 năm 2009. Với lý do
"thực hiện nghiêm chủ trương chấn chỉnh trật tự kỷ cương xây
dựng và kỷ cương phép nước cùng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo", chính quyền đã tháo dỡ công trình này vào sáng sớm
ngày 6.1.2010, mà theo mô tả của dân địa phương là "đập bê tông,
cưa đổ cốt thép, đập gãy thành nhiều mảnh" bỏ lại rải rác
quanh đỉnh núi.
Thánh giá trên đỉnh núi trước khi bị hạ
Một số nhân
chứng nói cảnh sát đã "dùng dùi cui đánh" khi va chạm với
giáo dân trên đường đê dẫn vào lối lên đỉnh núi. Nhiều ảnh chụp cảnh giáo dân, có cả phụ nữ, nằm trong băng cứu thương thấm máu. Linh mục Nguyễn Văn Khải cho biết một số người bị thương nặng được đem về Hà Nội để chữa trị. Giáo dân
chít khăn tang dự buổi lễ thánh có mặt các linh mục từ Hà
Nội xuống hiệp thông, cùng hát Kinh Hòa Bình - bài Thánh Ca
thường xuyên được hát lên trong các vụ va chạm giữa giáo hội
Công giáo tại Hà Nội và chính quyền trong vài năm trở lại đây. Trong các
ảnh chụp mới nhất từ hiện trường, hiện người dân địa phương
đã dựng lên hai cây thánh giá bằng tre ngay tại chỗ cột thánh
giá bằng bê tông bị hạ.
No comments:
Post a Comment