Trân Văn, phóng viên RFA
2010-04-16
Sáng 15 tháng 4, khoảng 60 người dân ở nhiều nơi tại tỉnh Nghệ An đã kéo về thành phố Vinh để đòi công lý.
Nghe bài tường trình này
Những người từ nhiều nơi ở Nghệ An kéo về thành phố Vinh đòi công lý vào sáng 15 tháng 4 đều là những người đã từng bị cưỡng đoạt nhà đất trái pháp luật, hoặc bị quỵt tiền lương, hoặc thân nhân bị kết án oan...
Trước đây họ đã nhiều lần khiếu nại, xin cứu xét, song chính quyền làm ngơ và vì vậy họ quyết định liên kết để cùng đòi công lý cho mình.
Theo lời ông Thái, anh Hồ Văn Thắng là một thanh niên tàn tật, do can ngăn hàng xóm vốn là thân nhân của viên chức địa phương phá hoại hoa màu của gia đình, anh Thắng đã bị chém.
Tuy bị chém nhưng hệ thống tư pháp địa phương đã biến người phụ nữ chém anh Thắng thành nạn nhân. Anh Thắng bị xem là tội phạm, bị kết án 18 tháng tù, bị buộc bồi thường.
Sau đó, cơ quan thi hành án đã cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, xông vào nhà ông Thái bắt trâu, thu sổ tiết kiệm dù đó không phải là tài sản của anh Thắng - người bị coi là có tội.
“Nhà cầm quyền cộng sản bắt cả người tàn tật đi tù trong lúc đó người tàn tật là bị nạn. Nhà tù còn đày con tôi đi đập đá, chăn nuôi lợn. Nhà cầm quyền cộng sản đã cướp hết số tiền gấp năm lần số tiền mà tòa án quy tội phi pháp cho con tôi.
Bọn này là bọn ăn cướp anh ạ, có chức, có quyền là một đám cướp. Không đưa cho nó thì nó phạt tiền. Cướp trâu của người ta mà còn bắt trả tiền cho người chăn dắt.”
Tương tự, ông Trần Văn Anh, 50 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, cho biết, ông về thành phố Vinh biểu tình là vì nhà đất của ông đã bị cưỡng chế trái pháp luật.
Ông Anh là một cựu quân nhân từng phục vụ quân đội ở chiến trường Campuchia rồi trở thành thương binh với tỷ lệ thương tật là 51%, được xếp loại 3/4. Ông Anh tâm sự:
“Tôi bây giờ không vợ con anh ạ, không đất, không nhà, ở nhờ thôi, chả được cái quyền gì cả. Quyền lợi của người dân bị nó cướp đoạt hết, cướp đoạt cả quyền con người, chả được cái quyền gì cả.
Sống dưới chế độ này bọn tôi cũng không ham muốn gì nữa. Nói như người dân bình thường là chúng tôi chán lắm rồi! Còn những người người ta học cao hơn người ta nói thâm thúy hơn.”
“Có một số dân rất đông bị oan khuất và không được giải quyết, họ đã có ý định là biểu tình nhiều lần. Ngày hôm nay thì họ biểu tình tại Tỉnh ủy và trụ sở tiếp dân của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhưng mà hôm nay trời lại mưa.
Người đi khoảng 60 người thôi. Trời mưa ướt hết các biểu ngữ, biểu ngữ bằng giấy cũng bị nát. Họ kéo đến trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh, sau đấy lại tỉnh ủy. Lại tỉnh ủy thì không nhiều bằng. Họ chỉ kéo lại tỉnh ủy khoảng một nửa, còn ở lại UBND tỉnh một nửa.
Những người bức xúc đến tỉnh ủy định tuyệt thực, chúng tôi còn định tuyệt thực ngay trụ sở tỉnh ủy nữa cơ nhưng mà công an đã đưa súng ra chặn chúng tôi.”
Còn chính quyền, họ đã ứng xử ra sao? Ông Trần Văn Anh kể:
“Bây giờ nó dùng thủ đoạn là tập hợp công an ngầm. Có nghĩa là nó cải trang thành dân, nó trà trộn vào trong dân. Ai mà có hành động gì là nó dùng mọi biện pháp nó ngăn cản ngay. Nó theo dõi anh em, đi đâu là nó bám theo, nó ngăn cản.
Tôi ra ngoài đường tôi nói to, nó bảo là nói nho nhỏ, đừng có nói to. Kể cả nói cũng không cho nói. Người dân thì nhận thức, trình độ là có hạn anh ạ. Dù oan khiên là hàng chục năm hoặc vài chục năm nhưng mà họ cũng không dám lên tiếng.”
Còn bây giờ, mà cụ thể là đợt biểu tình đòi công lý vừa bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 thì sao? Chúng tôi hỏi ông Hồ Văn Thái: Thế rồi ngày mai thì sao? Ông Thái trả lời: “Ngày mai như thế là mọi người ở xa thì họ cũng quay hết anh ạ...”
Những người từ nhiều nơi ở Nghệ An kéo về thành phố Vinh đòi công lý vào sáng 15 tháng 4 đều là những người đã từng bị cưỡng đoạt nhà đất trái pháp luật, hoặc bị quỵt tiền lương, hoặc thân nhân bị kết án oan...
Trước đây họ đã nhiều lần khiếu nại, xin cứu xét, song chính quyền làm ngơ và vì vậy họ quyết định liên kết để cùng đòi công lý cho mình.
“Chúng tôi chán lắm rồi”!
Ông Hồ Văn Thái, ngụ ở xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, cho biết, ông tham gia biểu tình để đòi công lý cho con trai ông là anh Hồ Văn Thắng bị kết án oan và đòi cả công lý cho gia đình ông vì bị cưỡng chế thi hành án oan.Theo lời ông Thái, anh Hồ Văn Thắng là một thanh niên tàn tật, do can ngăn hàng xóm vốn là thân nhân của viên chức địa phương phá hoại hoa màu của gia đình, anh Thắng đã bị chém.
Tuy bị chém nhưng hệ thống tư pháp địa phương đã biến người phụ nữ chém anh Thắng thành nạn nhân. Anh Thắng bị xem là tội phạm, bị kết án 18 tháng tù, bị buộc bồi thường.
Sau đó, cơ quan thi hành án đã cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, xông vào nhà ông Thái bắt trâu, thu sổ tiết kiệm dù đó không phải là tài sản của anh Thắng - người bị coi là có tội.
Sống dưới chế độ này bọn tôi cũng không ham muốn gì nữa. Nói như người dân bình thường là chúng tôi chán lắm rồi.Ông Thái giải thích ông đi biểu tình là vì:
Ô. Trần Văn Anh
“Nhà cầm quyền cộng sản bắt cả người tàn tật đi tù trong lúc đó người tàn tật là bị nạn. Nhà tù còn đày con tôi đi đập đá, chăn nuôi lợn. Nhà cầm quyền cộng sản đã cướp hết số tiền gấp năm lần số tiền mà tòa án quy tội phi pháp cho con tôi.
Bọn này là bọn ăn cướp anh ạ, có chức, có quyền là một đám cướp. Không đưa cho nó thì nó phạt tiền. Cướp trâu của người ta mà còn bắt trả tiền cho người chăn dắt.”
Tương tự, ông Trần Văn Anh, 50 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, cho biết, ông về thành phố Vinh biểu tình là vì nhà đất của ông đã bị cưỡng chế trái pháp luật.
Ông Anh là một cựu quân nhân từng phục vụ quân đội ở chiến trường Campuchia rồi trở thành thương binh với tỷ lệ thương tật là 51%, được xếp loại 3/4. Ông Anh tâm sự:
“Tôi bây giờ không vợ con anh ạ, không đất, không nhà, ở nhờ thôi, chả được cái quyền gì cả. Quyền lợi của người dân bị nó cướp đoạt hết, cướp đoạt cả quyền con người, chả được cái quyền gì cả.
Sống dưới chế độ này bọn tôi cũng không ham muốn gì nữa. Nói như người dân bình thường là chúng tôi chán lắm rồi! Còn những người người ta học cao hơn người ta nói thâm thúy hơn.”
Những người bức xúc đến tỉnh ủy định tuyệt thực, chúng tôi còn định tuyệt thực ngay trụ sở tỉnh ủy nữa cơ nhưng mà công an đã đưa súng ra chặn chúng tôi.
Bà Hồ Thị Bích Khương
Ngăn chặn nhưng chưa thể kết thúc?
Cuộc biểu tình đã diễn ra như thế nào? Bà Hồ Thị Bích Khương cho biết:“Có một số dân rất đông bị oan khuất và không được giải quyết, họ đã có ý định là biểu tình nhiều lần. Ngày hôm nay thì họ biểu tình tại Tỉnh ủy và trụ sở tiếp dân của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhưng mà hôm nay trời lại mưa.
Người đi khoảng 60 người thôi. Trời mưa ướt hết các biểu ngữ, biểu ngữ bằng giấy cũng bị nát. Họ kéo đến trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh, sau đấy lại tỉnh ủy. Lại tỉnh ủy thì không nhiều bằng. Họ chỉ kéo lại tỉnh ủy khoảng một nửa, còn ở lại UBND tỉnh một nửa.
Những người bức xúc đến tỉnh ủy định tuyệt thực, chúng tôi còn định tuyệt thực ngay trụ sở tỉnh ủy nữa cơ nhưng mà công an đã đưa súng ra chặn chúng tôi.”
Còn chính quyền, họ đã ứng xử ra sao? Ông Trần Văn Anh kể:
“Bây giờ nó dùng thủ đoạn là tập hợp công an ngầm. Có nghĩa là nó cải trang thành dân, nó trà trộn vào trong dân. Ai mà có hành động gì là nó dùng mọi biện pháp nó ngăn cản ngay. Nó theo dõi anh em, đi đâu là nó bám theo, nó ngăn cản.
Bạn là người chứng kiến hay có được hình ảnh, video về cuộc biểu tình này, xin gửi về vietweb@rfa.org
Tôi ra ngoài đường tôi nói to, nó bảo là nói nho nhỏ, đừng có nói to. Kể cả nói cũng không cho nói. Người dân thì nhận thức, trình độ là có hạn anh ạ. Dù oan khiên là hàng chục năm hoặc vài chục năm nhưng mà họ cũng không dám lên tiếng.”
Còn bây giờ, mà cụ thể là đợt biểu tình đòi công lý vừa bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 thì sao? Chúng tôi hỏi ông Hồ Văn Thái: Thế rồi ngày mai thì sao? Ông Thái trả lời: “Ngày mai như thế là mọi người ở xa thì họ cũng quay hết anh ạ...”
No comments:
Post a Comment