Cô giáo Ashley Payne, một giáo viên tại trường trung học Apalachee ở Winder, Georgia, nước Mỹ đã bị sa thải vì đăng một bức ảnh trong đó cô đang cầm một cốc bia và một cốc rượu lên trang facebook của mình.
TIN BÀI KHÁC
Vợ "nhà báo bị đốt" thua bạc 1,5 tỷ đồng
Nhật kí Tết: Rạng rỡ cười trong nắng xuân
Miền Bắc chuẩn bị rét đậm
Bức ảnh chụp khi cô giáo Payne đang trong kỳ nghỉ và du lịch khắp châu Âu. Các bậc phụ huynh đã nhìn thấy bức ảnh trên trang facebook của giáo viên này và phàn nàn với ban giám hiệu nhà trường – Dailymail đưa tin ngày 7/2.
Bức ảnh cô giáo Payne đăng trên facebook (Nguồn: Dailymail) |
"Tôi bị triệu tập tới văn phòng hiệu trưởng. Ông ta hỏi tôi: "Cô có một trang facebook phải không?". Tôi khá bối rối và không hiểu tại sao. Tôi đã trả lời: "Có". Ông ta lại hỏi: 'Cô có một bức ảnh nào chụp ảnh đang rượu chè không?". Sau đó, ông ta cho tôi 2 lựa chọn: hoặc bị sa thải, hoặc tự xin nghỉ việc. Tôi đã chọn tự xin nghỉ việc" – cô giáo Payne kể lại.
Cô Payne hiện đang trong một cuộc chiến pháp lý với ban giám hiệu nhà trường để có được công việc cũ của mình.
"Việc cô Payne bị sa thải là do sự khó chịu từ hội đồng nhà trường. Điều đó rõ ràng là bất hợp pháp trong trường hợp này" – Richard Storrs, luật sư của cô Payne cho biết.
Hiện tại, cô Payne đã thiết lập chế độ riêng tư chỉ cho phép bạn bè vào xem các bức ảnh của mình. Cô Payne cũng cho biết rằng mong muốn duy nhất của cô là được trở lại giảng dạy, vì dạy học là niềm đam mê lớn nhất của cô.
Phương Linh (theo Dailymail)
Buổi chiều miền núi xuống sớm. Bóng tối dần dần lan tỏa những ngõ phố buồn hiu quạnh. Ánh sáng đèn điện đỏ quạch võ vàng hắt từ những ngôi nhà cấp bốn lụp xụp hai bên đường, khiến mặt đường nhựa lồi lõm những ổ gà loang loáng như tráng một lớp nước.
Tổ phố 10 – thị trấn Việt Lâm, nơi gia đình Sầm Đức Xương sinh sống càng trở nên vắng lặng. Trong ngôi nhà vừa mới xây chưa sơn tường của ông Trần Văn Sơn – tổ trưởng tổ dân phố 10, chúng tôi lặng lẽ cùng ông trao đổi về câu chuyện buồn, mà có lẽ, không chỉ người dân khu phố - những người hàng xóm, láng giềng của gia đình ông Sầm Đức Xương, thấy bàng hoàng và đau xót, mà khiến hàng triệu người dân trên khắp cả nước, khi biết được thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đã kinh hoàng và bức xúc, phẫn nộ về hành vi của một kẻ từng mang trọng trách "trồng người".
Vợ ông Xương chưa bao giờ nghĩ một người như chồng mình lại dám làm những chuyện tày trời như vậy
Gia đình Sầm Đức Xương về sinh sống tại khu phố từ năm 1986. Trước đó, khi Vị Xuyên chưa tách một phần huyện về thị xã, ông Xương ở khu vực Ngọc Đường (bây giờ thuộc thị xã Hà Giang). Theo lời ông Sơn, tiếng là thị trấn nhưng các tổ dân phố sống với nhau vẫn dân dã, không có bất kỳ khoảng cách nào như ở trên thành phố…
Khu phố 10 luôn quan tâm đến nhau, có bất kỳ một sự kiện gì xảy ra trong nhà hàng xóm đều được chia sẻ với láng giềng cả. Tuy nhiên, cả một "vệt dân cư" nằm dọc con đường huyện lộ của thị trấn, chỉ có riêng gia đình ông Sầm Đức Xương là ít quan hệ với hàng xóm. Một người chân chất như ông Sơn nghĩ rằng đấy là do ông Xương làm giáo viên, nhiều công việc bận vì quản lý cả một trường cấp III hàng trăm học sinh nên việc ông không có thời gian sang thăm hỏi bà con hàng xóm, đấy là lẽ thường.
"Tôi làm tổ trưởng tổ dân phố, nên vào cuối mỗi tháng, phải đi thu những khoản đóng góp của cả tổ, nên mới phải sang nhà ông Xương. Hãi nhất, đấy là nhà ông Xương nuôi nhiều chó, lại có cổng sắt hầu như suốt ngày im ỉm, nên sang rất ngại vì chó sủa rát cả mặt…".
Người vợ của Sầm Đức Xương đang ở nhà trong. Thấy có khách lạ đến, bà dè dặt mở cửa. Câu chuyện thật khó bắt đầu, bởi chúng tôi biết, trong suy nghĩ của người phụ nữ này đang rối bời những lo lắng, giằng xé… Khi biết chúng tôi là những người tìm đến để chia sẻ sự xót xa với gia đình, người phụ nữ bỗng òa khóc, rồi bối rối kể lại những chuyện buồn mà có lẽ, với ba mẹ con bà, sẽ là một điều ám ảnh mãi.
"Buổi trưa hôm đó (ngày 7/9), nhà tôi (ông Sầm Đức Xương) đang ở nhà. Hai vợ chồng vừa ăn cơm trưa, ông ấy vào trong phòng nằm nghỉ. Tôi lúi húi dưới bếp cho lợn ăn. Lúc ấy, khoảng 12h30, cháu (con gái út của vợ chồng ông Xương) nghe thấy tiếng người gõ cửa. Trước đó, có một người gọi điện đến hỏi tôi, rằng anh Xương có nhà hay không. Tôi bảo cháu nói với khách, nếu có việc gì thì để một lúc nữa vì bố mệt nên nghỉ một tí… Thế rồi, khi tôi từ dưới bếp đi lên, thấy các anh Công an huyện đang đi vào phòng khách. Các anh bảo muốn gặp anh Xương và đề nghị anh Xương mang tài liệu, sổ sách lên trường THPT Việt Vinh vì có một vài việc cần làm sáng tỏ. Lúc ấy, tôi cũng chỉ ngỡ đấy là việc riêng ở trường, nơi chồng tôi vừa được điều chuyển xuống công tác được vài ngày (từ 1/9/2009). Anh ấy định lấy xe máy đi thì các anh công an nói không cần, đi chung xe ô tô đang đậu ngoài cửa. Rồi anh ấy đi, không kịp nói với hai mẹ con điều gì… Cho đến buổi chiều cùng ngày, tôi mới được tin anh ấy có liên quan đến một tội ác sai trái mà cả xã hội đang lên án…".
Vợ Sầm Đức Xương tên Nguyễn Thị Toán là một phụ nữ ngoài 40 tuổi. Bà Toán sụt sùi: "Cả tuần lễ nay từ ngày chồng tôi bị bắt, ngày nào cũng nghe những lời bàn tán của người dân trong thị trấn, rồi về những câu chuyện anh ấy hãm hại cháu này, cháu khác, tôi buồn lắm. Chưa bao giờ tôi nghĩ, một người như chồng tôi lại dám làm những chuyện tày trời như vậy…".
Trong câu chuyện của người phụ nữ giọng nghẹn ngào và chân thật ấy, thì chồng bà là một người chồng tốt, một người cha có trách nhiệm, quan tâm đến vợ và con cái, có trách nhiệm với công việc… "Anh ấy rất ít khi bỏ bữa ở nhà và cũng ít khi vắng nhà, trừ những lần đi công tác. Đi nghỉ mát hay đi công tác ở đâu về, anh ấy cũng đều có quà cho vợ và các con, chưa bao giờ anh ấy nói nặng lời làm mất không khí gia đình…"
Bà Toán cho biết, chồng mình bị bệnh tiểu đường và thường xuyên bị hạ đường huyết hơn một năm nay. Ông vừa mới được ra viện để nhận công tác ở cơ quan mới theo sự điều chuyển công tác. Bà Toán cho rằng, một người đang bị bệnh tiểu đường như ông Xương sẽ không thể thực hiện được liên tục những hành vi sinh hoạt, quan hệ tình dục như thế… Bà phỏng đoán rằng, việc làm sai trái ấy, không chỉ có một mình Sầm Đức Xương, mà chắc chắn còn có nhiều người khác tham gia nữa. Bà lo lắng vì trong thời gian tạm giam tại trại Phú Ninh, Sầm Đức Xương sẽ phải rất khổ sở để chống chọi với căn bệnh tiểu đường mà ông chưa điều trị khỏi.
Vợ chồng Sầm Đức Xương có hai người con. Cháu lớn vừa là tân sinh viên một trường Đại học, cháu út đang học năm cuối cấp III. "Khi nhận được tin ông ấy bị bắt vì liên quan đến sự việc đau xót ấy, cả ba mẹ con chỉ biết khóc vì không thể nghĩ đấy là sự thật. Không biết lý do vì sao cháu lớn biết được tin, đã bắt xe trở về nhà ngay hôm sau. Nhưng tôi động viên con, việc tới đâu sẽ có cơ quan điều tra xét xử, tội của ba con còn chưa rõ ràng vì chắc chắn còn có nhiều người liên quan chứ không phải một mình ba con… Cháu gái út chỉ âm thầm khóc. Có những tối, giật mình tỉnh giấc, tôi thấy cháu vẫn ngồi thất thần bên bàn học, gương mặt vô hồn.. Thương con, tôi chỉ biết động viên con cố gắng, nghị lực để tiếp tục học tốt, còn chuyện đến đâu sẽ đến đó, đừng nghĩ ngợi thêm đau lòng. Là một người mẹ, một người vợ trước một việc như thế, đi đâu, làm gì cũng thấy xấu hổ và nhục nhã… Tôi thật là một phụ nữ bất hạnh…"
Ngôi nhà rộng rãi của họ trở nên trống trải từ ngày ông Xương bị cơ quan điều tra bắt giữ. Người vợ thất thần, bàng hoàng vẫn chưa tin đấy là sự thật. "Gia đình nhà ông ấy hoàn cảnh lắm. Nhà có ba anh em, thì hai người em của ông ấy đều không lành lặn, bình thường. Chỉ có ông ấy được ăn học đến nơi đến chốn, được làm việc nhà nước… Ông ấy là niềm tự hào của cả gia đình, là chỗ dựa về tinh thần… Thế mà…".
Câu chuyện của người phụ nữ bất hạnh đứt quãng vì làn nước mắt. Bà đã âm thầm khóc trong những ngày tháng qua, từ khi chồng mình bị sa lưới pháp luật. Trước mặt con, bà vẫn gắng giữ sự bình tĩnh, thế nhưng, những lúc một mình, bà chỉ biết để nước mắt đau đớn chảy vào trong…
Sầm Đức Xương sinh năm 1957. Trước ông là giáo viên cấp III của "trường nhô" THPT Việt Lâm – một mô hình giáo dục tại huyện miền núi Vị Xuyên. Sau này, những "lớp nhô" này được tách ra thành lập thành một trường THPT độc lập, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của một trường cấp III mới này từ năm 2000 đến năm 2009. Tháng 9/2009, ông được chuyển xuống làm Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang) theo quyết định điều chuyển cán bộ của Sở GD – ĐT tỉnh Hà Giang. Đây là một trường cấp III quy mô lớn và có uy tín của huyện Bắc Quang.
Trong 9 năm làm lãnh đạo của Trường THPT Việt Lâm (huyện Vị Xuyên), trong con mắt của các giáo viên trường này, ông là một người ít nói, cư xử khá nhẹ nhàng với các giáo viên dưới quyền quản lý của mình, bề ngoài cao, to, trắng trẻo, thậm chí có thể được gọi là… phong độ! Tuy nhiên, sự sa đọa của vị lãnh đạo này mới bắt đầu biểu hiện trong vài năm gần đây. Nó được bắt đầu bằng việc ông tự ý xây dựng cho mình một phòng làm việc riêng với tiện nghi đầy đủ và sang trọng, có điều hòa máy lạnh, cửa kính, có thảm lót phòng… Trong điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn thì căn phòng ấy có thể nói là một sự lãng phí không cần thiết.
Trường THPT Việt Lâm (huyện Vị Xuyên) nằm ngay cầu Mực (trên quốc lộ 32, cách quốc lộ vài trăm mét. Cổng trường cổ kính được xây dựng từ năm 1987, rêu đã mốc xỉn trên mép cổng theo năm tháng. Những ngày tháng này, không khí nặng nề bao trùm tại ngôi trường cũ mà ông Xương làm lãnh đạo trong một thời gian dài. Các cán bộ điều tra (Công an huyện Vị Xuyên) nhiều lần đến làm việc, triệu tập, gặp gỡ các em học sinh đang học tại trường để lấy lời khai và xác nhận các thông tin nhằm phục vụ công tác điều tra.
Cổng trường được yêu cầu khóa trong giờ học, không cho phép các học sinh được ra ngoài. Những thầy cô giáo, dù không nói ra nhưng ai cũng im ỉm một nỗi buồn và phiền muộn vì sự việc trên đối với họ là một điều không tưởng.
Sân trường rộng mênh mông và dại nắng vì không có bóng cây xanh. Nền sân trường còn là nền đất được đổ đá dăm. Và các học sinh vẫn phải học thể dục ngoài trời trên sân trường này. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, cả thầy và trò đều cố gắng khắc phục để vươn lên trong học tập, chấp nhận sự thiếu thốn về cơ sở vật chất… Bởi việc học thể dục ngoài giờ tại sân trường, liền sát với các lớp khác đang học giờ văn hóa, không chỉ ảnh hưởng đến các lớp khác mà còn không an toàn cho chính các em học sinh bởi nền đá dăm rất dễ khiến các em có thể gãy chân, gãy tay nếu sơ sẩy bị ngã… Chính vì thế, việc ông hiệu trưởng tự xây dựng cho mình một căn phòng đầy đủ tiện nghi sang trọng là một điều không hợp lý.
Sự sa đọa của ông Sầm Đức Xương có lẽ các giáo viên cấp dưới, các cán bộ dưới quyền của ông nhận biết được trong một vài năm trước khi ông có những mối quan hệ quá thân thiết với nhiều học sinh nữ. "Chiêu bài" mà ông đưa ra để dụ dỗ những học sinh của chính mình, đấy là lời hứa hẹn đảm bảo cho các em một hồ sơ học bạ thật "đẹp", được lên lớp và tốt nghiệp ra trường, nếu như các em có những "vướng mắc" trong học tập… Bù lại, những nữ sinh này sẽ phải "làm thầy vui vẻ"… Sự sa ngã của các học sinh đã được chính người thầy của mình tiếp tay và dần dần đưa các em vào vòng tội lỗi…
Theo Cảnh sát toàn cầu
No comments:
Post a Comment