Giải Pháp Buôn người là vấn nạn hệ thống, đòi hỏi giải pháp hệ thống. Bằng không thì chỉ là đối phó với hậu quả trong khi vấn đề vẫn còn nguyên đó hoặc ngày càng trầm trọng thêm. Giải pháp hệ thống của Liên Minh CAMSA gồm 3 bước, được thực hiện theo trình tự như sau. (1) Ảnh hưởng chính sách: Đây là bước căn bản, tạo nền móng cần thiết để bài trừ nạn buôn người. Khi thực hiện, cần chọn lọc một số trường hợp buôn người mà không ai có thể phủ nhận để qua đó vận động các chính quyền liên hệ ban hành luật chống buôn người và chấp hành nghiêm chỉnh luật này. Số nhỏ những trường hợp như vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và dùng để truy từ ngọn đến tận gốc của đường dây buôn người, nhận diện các yếu tố cần thiết và đủ trong luật pháp, và thử nghiệm việc thi hành luật. (2) Thông tin quần chúng: Bước kế tiếp phải thông tin để các nạn nhân và những ai dễ trở thành nạn nhân hiểu cách vận dụng luật để tự đề phòng và bảo vệ quyền lợi. Bước này áp dụng cho những người ở trong nước trước khi ký hợp đồng đi lao động để tránh bị lợi dụng hay lường gạt-họ cần hiểu rõ về luật của quốc gia gốc, và cho những công nhân đang lao động ở ngoài nước để tự bảo vệ khi quyền lợi bị vi phạm-họ cần hiểu về luật của quốc gia sở tại. (3) Phát huy năng lực của xã hội dân sự: Vai trò của xã hội dân sự là trám những kẽ hở của bộ máy luật pháp cũng như tạo cầu nối giữa những cá nhân không thể tự giúp để nhận sự trợ giúp cần thiết. Khi đủ năng lực, các tổ chức xã hội dân sự còn có thể đóng vai trò theo dõi việc chấp hành luật và vận động chính sách. Việc phát huy năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự sẽ mất thời gian, và do đó được thực hiện sau bước "thông tin quần chúng". Và chu kỳ ba bước này tái diễn để dần dà hoàn thiện khung luật chống buôn người và việc chấp pháp, giảm dần số lượng nạn nhân, và tiêu trừ các đường dây buôn người. Một Số Ví Dụ Kế hoạch trên đã được BPSOS thực hiện ở Hoa Kỳ từ năm 1999 và CAMSA thực hiện đối với Mã Lai, Đài Loan và Việt Nam từ 2008 đến nay. Hoa Kỳ: Qua vụ giải cứu cho trên 250 nạn nhân Việt và Hoa ở American Samoa, BPSOS đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công lực liên bang để thử nghiệm luật chống buôn người ban hành cuối năm 2000, thông tin và giáo dục quần chúng ở tầm vóc quốc gia, và huấn luyện cho hàng trăm tổ chức và hội đoàn trên toàn quốc về phòng, chống buôn người. Nay phong trào chống buôn người đã nỡ rộ ở khắp Hoa Kỳ. Nhiều chính quyền tiểu bang và địa phương đã ban hành luật riêng để bổ sung và siết chặt hơn luật liên bang. Mã Lai: Năm 2005, BPSOS bắt đầu hướng đến tình trạng buôn lao động từ Việt Nam đến nhiều nơi trên thế giới. Địa điểm đầu tiên được chú ý đến là Mã Lai, nơi tập trung đông đảo nhất những người Việt lao động ở ngoài nước. Cùng với nhiều tổ chức địa phương, BPSOS vận động sự chú ý và quan tâm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đến tình trạng buôn lao động ở Mã Lai. Năm 2007 Mã Lai bị BNG Hoa Kỳ xếp vào hạng 3 và đứng trước nguy cơ bị chế tài. Cuối năm 2007, chính phủ Mã Lai ban hành luật chống buôn người. Đầu năm 2008, BPSOS cùng với một số tổ chức nhân quyền quốc tế và địa phương thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) nhằm theo vận động việc chấp pháp nghiêm chỉnh luật này. Năm 2009, Liên Minh CAMSA mở rộng việc tiếp cận với công nhân Việt ở Mã Lai và qua đó đã truy tìm ra được hàng chục vụ buôn người lớn, nhỏ. Từ đó, Liên Minh CAMSA đã lọc ra một số ít trường hợp mạnh để tiếp tục thúc đẩy Mã Lai cải thiện khung luật chống buôn người. Năm 2010, Liên Minh CAMSA phối hợp với một tổ chức nghiệp đoàn quốc gia của Mã Lai để huấn luyện cho các công nhân Việt về luật lao động và luật chống buôn người. Đồng thời, Liên Minh CAMSA hỗ trợ cho nhiều chục tổ chức Mã Lai về vận động chính sách, can thiệp hồ sơ, và nối kết với các chính phủ Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Thái Lan, v.v. Nỗ lực vận động của các tổ chức này gần đây đạt thành quả đáng kể: Bang Selangor ban hành luật chống buôn người, nhằm trám một số lỗ hổng trong luật quốc gia. Đài Loan: Cũng năm 2005, BPSOS áp dụng kế hoạch 3 bước cho Đài Loan, nơi có số lượng người Việt lao động đông thứ nhì, sau Mã Lai. Tuy nhiên, bước vận động mang tính cách khác với bước vận động ở Mã Lai: thay vì đối đầu, BPSOS hỗ trợ cho chính phủ Đài Loan phát huy công cuộc chống buôn người để tránh bị rơi xuống hạng 3. Hàng năm chính phủ Đài Loan và BPSOS đều trao đổi phái đoàn thăm viếng và hợp tác. Đầu năm 2009 chính phủ Đài Loan ban hành luật phòng, chống buôn người. Liên Minh CAMSA vừa tiếp tục hỗ trợ chính phủ Đài Loan trong việc triển khai luật, vừa vận động một số tổ chức dân sự của Đài Loan tập trung vào tình trạng buôn lao động. Đầu năm 2010, Liên Minh CAMSA thành lập văn phòng thường trực ở Đài Loan để thực hiện bước 2 và 3: thông tin quần chúng và phát huy năng lực của các tổ chức xã hội dân sự để bảo đảm việc chấp pháp nghiêm chỉnh. Liên Minh CAMSA cũng vận động chính phủ Đài Loan nới rộng luật chống buôn người và luật lao động để bao gồm cả các "gia nhân" ngoại quốc. Năm 2010, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Đài Loan vào hạng 1 trong nỗ lực chống buôn người. Việt Nam: Vì cho đến mãi gần đây Việt Nam vẫn phủ nhận có tệ nạn buôn lao động, Liên Minh CAMSA đã phải đi đường vòng: vận dụng các hồ sơ buôn lao động can thiệp ở các quốc gia khác để chứng minh rằng có tình trạng buôn người lao động từ Việt Nam. Kết quả, năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi vì tình trạng buôn người. Trước áp lực này, Việt Nam hứa hẹn thông qua đạo luật chống buôn người trong năm 2011. Liên Minh CAMSA đang vận động để Quốc Hội Việt Nam tuân thủ định nghĩa và các nguyên tắc quốc tế về buôn lao động. Bắt đầu năm 2011 Liên Minh CAMSA phát động công cuộc hướng dẫn người dân trong nước về luật xuất cảng lao động được ban hành năm 2001 nhưng không được chấp hành nghiêm chỉnh bởi các công ty môi giới và ngay cả một số cơ quan chính quyền. Bước kế tiếp, phát huy năng lực của thành phần xã hội dân sự để chống buôn người, sẽ được thực hiện trong tương lai một khi luật chống buôn người được ban hành. Trọng Tâm: Buôn Lao Động Liên Minh CAMSA đặt trọng tâm vào buôn lao động, thay vì buôn tình dục. Chủ trương này xuất phát từ nhận định rằng các chính quyền, kể cả chính quyền Việt Nam, thường sốt sắng chống buôn tình dục để chứng minh với quốc tế thiện chí chống buôn người trong khi lờ đi tình trạng buôn lao động, vốn trầm trọng hơn nhiều. Theo ước lượng của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, hiện có 12 triệu nạn nhân buôn lao động trên thế giới, trong khi nạn nhân buôn tình dục chỉ bằng 1/10. Tuy nhiên, tổng số các vụ truy tố trên thế giới có đến 90% là về buôn tình dục. Nói cách khác, nỗ lực chống buôn lao động chỉ bằng 1% nỗ lực chống buôn tình dục. Tình trạng ở Việt Nam còn tệ hơn: luật pháp hiện hành không thừa nhận buôn lao động; không những vậy, một số cơ quan nhà nước đã bao che cho kẻ buôn người lao động và trấn áp những nạn nhân nào dám lên tiếng. Tất cả các tổ chức được phép hoạt động ở Việt Nam phải thuần tuý tập trung vào lãnh vực buôn tình dục phụ nữ và trẻ em. Liên Minh CAMSA quan niệm rằng bước khởi đầu mấu chốt để bài trừ nạn buôn người, kể cả lao động lẫn tình dục, là quyết tâm từ phía chính quyền, một cách tự nguyện hay miễn cưỡng. Khi nêu cao vấn đề buôn tình dục để che đậy tình trạng buôn lao động thì mới chỉ là "làm bộ" chống buôn người. Liên Minh CAMSA tuyệt đối không tiếp tay cho sự "làm bộ" này-do đó, sau khi giải cứu cho những trường hợp buôn tình dục, Liên Minh CAMSA không làm gì thêm với những hồ sơ này vì chúng không giúp ích gì cho kế hoạch bài trừ nạn buôn người mà có khi còn phản tác dụng. Liên Minh CAMSA chủ trương tập trung vào buôn lao động để vận động và theo dõi quyết tâm của chính quyền, bước đầu tiên để khởi động kế hoạch 3 bước kể trên. Một khi bảo đảm được rằng luật pháp nghiêm minh, người dân ý thức về luật và biết cách tự giúp, và các tổ chức xã hội dân sự có đủ năng lực thì những yếu tố này sẽ giúp bài trừ cả buôn lao động lẫn buôn tình dục. Kết Luận Liên Minh CAMSA áp dụng kế hoạch ba bước theo trình tự: thay đổi chính sách, thông tin quần chúng, phát huy xã hội dân sự, để bài trừ nạn buôn người. Ba bước này gối đầu nhau nhưng phải thực hiện theo đúng thứ tự kể trên để có hiệu quả. Ba bước này được thực hiện qua những công việc tiêu biểu: (1) Truy tìm hồ sơ buôn lao động điển hình mà không ai có thể phủ nhận; Chu kỳ trên tái lập và từng bước đẩy lùi nạn buôn người. Kế hoạch này đã được áp dụng có hiệu quả ở Hoa Kỳ, Mã Lai và Đài Loan. Năm 2010 kế hoạch này bắt đầu được áp dụng cho Việt Nam nhằm tạo nên khung luật chống buôn người. Đối với một vấn nạn hệ thống như tình trạng buôn người, các biện pháp rời rạc, mang tính cách đối phó với hậu quả, sẽ chỉ giúp đỡ được cho một số nạn nhân chứ không giải trừ được gốc rễ của vấn nạn-giúp được một người thì mười người khác lại trở thành nạn nhân. Các chương trình cứu trợ, dịch vụ xã hội, dậy nghề… rất cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ và chỉ có tác dụng sau khi đã có khung luật thoả đáng. Muốn giải quyết tận gốc một vấn đề hệ thống, chúng ta không thể chỉ làm việc phụ mà chểnh mảng việc chính. Kế hoạch 3 bước của Liên Minh CAMSA đặt các việc chính phụ, trước sau, theo đúng thứ tự của chúng để từng bước xoá sổ nạn buôn người. *** Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 40 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia. Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về: BPSOS/CAMSA |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, February 9, 2011
Làm Sao Để Bài Trừ Nạn Buôn Người?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment