Chủ nhật, 6/2/2011, 09:11 GMT+7
|
Người biểu tình phản đối Tổng thống Mubarak tại quảng trường trung tâm thủ đô Cairo. Ảnh: AP |
Việc con trai Mubarak là Gamal rút khỏi Uỷ ban Chèo lái được coi là một sự nhượng bộ lớn của chính quyền đương nhiệm Ai Cập trước sức ép của làn sóng biểu tình. Việc Gamal Mubarak có chân trong uỷ ban trước đây đã khiến rộ lên phỏng đoán đây là bước đi để ông kế nhiệm cha làm tổng thống. Tuy nhiên, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman hồi đầu tuần này khẳng định Gamal sẽ không tranh cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu dự kiến tổ chức vào tháng 9 tới.
Trong khi đó, cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Ai Cập đã bước sang ngày thứ 12 liên tiếp. Dòng người đổ xuống đường trên khắp cả nước khiến chế độ cầm quyền gần 30 năm qua của Tổng thống Hosni Mubarak chao đảo. Những người biểu tình không chấp nhận các nhượng bộ của chính phủ và họ tuyên bố sẽ không ngừng tuần hành cho đến khi ông Mubarak phải từ chức ngay lập tức.
Do vậy tuyên bố từ chức của ban lãnh đạo đảng cầm quyền, gồm con trai tổng thống, đã không thể làm dịu đi bầu không khí căng thẳng tại Ai Cập hiện nay. Hàng nghìn người vẫn tập trung tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo. AP dẫn lời nhà hoạt động 45 tuổi Wael Khalil nói: "Sự kiện này sẽ càng củng cố sức mạnh cho những người biểu tình và tăng thêm niềm tin cho họ, vì nó cho thấy họ đang chiến thắng và chế độ Mubarak đang lùi dần từng bước một".
Đối phó với làn sóng biểu tình phản đối, Tổng thống Hosni Mubarak đã cho cải tổ nội các nhưng từ chối từ chức ngay lập tức. Nhà lãnh đạo 82 tuổi này cam kết sẽ ra đi vào tháng 9 tới vì cho rằng nếu ông đáp ứng yêu sách của người biểu tình vào lúc này sẽ đẩy Ai Cập vào hỗn loạn toàn diện. Chính phủ một số nước phương tây cũng đã bày tỏ sự ủng hộ người biểu tình tại Ai Cập và gây sức ép với ông Mubarak, nhưng nhìn chung vẫn tỏ ra thận trọng.
Đình Nguyễ
n
No comments:
Post a Comment