Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-03-14Hôm nay, ngày 15 tháng ba năm 2011, lệnh tạm tha Linh Mục Lý mãn hạn, 12 tháng cho ông về điều trị và dưỡng bệnh tại Nhà Chung thuộc Tổng Giáo Phận, Huế vừa kết thúc. Nhiều tổ chức quan tâm đến sức khoẻ của Linh mục Lý nên đã đồng loạt vận động để ông được hoàn toàn tự do. Lo ngại cho sức khỏe cha Lý Là một người luôn sát cánh với Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc vận động cho dân chủ, tự do tôn giáo tại Việt Nam, từ Huế, Linh Mục Phan văn Lợi cho biết về tình trạng sức khỏe suy kém của Linh Mục Lý hiện nay: "Tình trạng sức khỏe của Linh Mục Lý vẫn chưa khả quan gì cả, Linh Mục Lý vẫn còn đi chập chững và bàn tay phải vẫn chưa viết được một cách đàng hoàng. Linh Mục Lý bị một khối u ở sau đầu, chưa được chữa cách nào cả. Chúng tôi có nghe là một phái đoàn y sĩ bên Canada qua chữa cho linh mục Lý, nhưng chưa thấy họ đến Việt Nam. Theo tôi thì sức khỏe linh mục Lý chưa thể bình phục được, điều quan trọng là nhà nước không thể đưa linh mục Lý trở vào tù vì ông không đáng bị một ngày tù nào nữa cả. Lẽ ra nhà nước phải thả linh mục Lý từ lâu và xin lỗi linh mục Lý, vì đã có hành động làm phương hại tới danh dự, tự do và sức khỏe của ông trong nhiều năm trời. Chúng tôi rất vui mừng vì thấy nhiều chính giới, các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền đã lên tiếng. Hy vọng rằng sự lên tiếng của quốc tế của đồng bào Việt Nam khắp nơi sẽ là một áp lực lên nhà cầm quyền Hà Nội để họ thấy rằng việc trả tự do cho linh mục Lý là điều rất xứng đáng, không những trả tự do cho linh mục Lý mà cũng trả tự do cho tất cả mà cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam theo xu hướng của thế giới bây giờ, là phải từ bỏ mọi kiểu cai trị độc tài, như nhân loại đang bày tỏ qua những biến động lớn lao ở Bắc Phi và Trung Đông."
Kế đó, bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ủy Ban tự do tôn giáo cho Việt Nam, văn phòng tại vùng thủ đô Washington, từng có lần về Huế thăm linh mục Lý, thuật lại cuộc trao đổi với linh mục Nguyễn Văn Lý, mới tuần trước: "Sức khỏe của ông rất tồi tệ, mỗi lần bước đi ông phải có một sợi giây dùng cánh tay kéo cái chân lên để bước theo từng nhịp bước. Những người bị tai biến mặch máu não, chỉ cần xảy ra lần thứ hai là nguy hiểm đến tính mạng, có lẽ nhờ được Ơn Trên cứu độ mà linh mục Lý dù trải qua rất nhiều lần tai biến mạch máu não, nhưng tinh thần ông vẫn bình thường, còn về thể chất thì sức khỏe của ông kém đi nhiều so với những năm đầu tù tội. Linh mục Lý cho chúng tôi biết có lẽ cộng sản sẽ đưa ông trở lại tù, sau một năm được ở ngoài trị bệnh, khoảng 15 tháng 3 này, vì vậy chúng tôi cùng nhiều nhà dân chủ khác đã vận động thượng viện, hạ viện Mỹ, nhất là các tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, Freedom Now, họ đã xin được rất nhiều chữ ký của thượng nghị sĩ và dân biểu, kêu gọi ông Nguyễn Minh Triết phải để linh mục Lý ở tại Nhà Chung để ngài được chữa bệnh. Chúng tôi hoàn toàn phản đối hành động đàn áp, vô nhân đạo của cộng sản, đư linh mục Lý trở lại nhà tù là một cách giết ông, ông cũng cho biết khi trở vào tù, ông sẽ tuyệt thực. Ông rất can đảm khi nói rằng, ông sẽ tuyệt thực để có tự do tôn giáo hay là chết, ông không màng đến chuyện sống hay chết." Nhiều tổ chức quốc tế can thiệp Đại diện Khối Dân chủ 8406 ở hải ngoại, ông Nguyễn Chính Kết hiện định cư tại Texas, Hoa Kỳ cũng trình bày thêm về cuộc vận động hầu can thiệp cho linh mục Nguyễn Văn Lý, là một trong những sáng lập viên tổ chức này, được hòan tòan tự do: Trong số các tổ chức nhân quyền quốc tế lâu nay tích cực lên tiếng yêu cầu Hà Nội trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời hủy bỏ mọi tội danh đã cáo buộc ông, có Human Rights Watch, một tổ chức giám sát nhân quyền có trụ sở khắp thế giới. Qua câu chuyện với RFA, tiến sĩ Sophie Richardson, Giám đốc Human Rights Watch, đặc trách Châu Á nhấn mạnh: "Trước hết phải nói rõ rằng, linh mục Lý không thể bị cầm tù. Quyết định đưa linh mục Nguyễn Văn Lý trở vào tù trong lúc sức khoẻ của ông còn yếu kém là chuyện không thể nào chấp nhận được. Cuộc sống trong chốn lao lý sẽ khiến sức khỏe của ông càng sa sút hơn và có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì theo hồ sơ ông đang bị hàng chục chứng bệnh nan y. Giam cầm ông trong tình trạng sức khỏe như vậy là một sự vi phạm luật pháp quốc tế cũng như quyền con người. Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch để linh mục Lý được tự do đồng thời cũng yêu cầu Hà Nội phóng thích tất cả những ai còn bị ngồi tù chỉ vì họ công khai lên tiếng cho quyền tự do, dân chủ." Từ Paris, Pháp, bà Lucie Morillon, Giám đốc văn phòng Internet của Reporters Sans Frontieres, tức Tổ Chức Phóng Viên Không Biên giới cũng yêu cầu Việt Nam không đưa linh mục Nguyễn Văn Lý trở vào tù:
"RSF chúng tôi rất quan ngại về việc linh mục Lý có thể bị giam cầm trở lại bất cứ lúc nào, căn cứ vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của ông, nếu bị tiếp tục ngồi tù, tính mạng ông sẽ lâm nguy. Trước đây, linh mục Lý đã bị kết án nặng nề và giam cầm nhiều năm trời. Chúng tôi rất lo ngại vì biết rằng linh mục Lý sẵn sàng tuyệt thực một khi ông bị quay lại nhà tù lần này. Có lẽ linh mục Lý sẽ không bao giờ trở về với xã hội bên ngoài nữa. RSF chúng tôi đã lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam cho linh mục Lý được hòan toàn tự do trong mọi sinh hoạt và được tiếp những ai muốn đến thăm ông tại Nhà Chung." Được biết, hôm 8 tháng 3 vừa qua, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế đã ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Cuối tuần qua, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Hoa Kỳ cũng gởi thơ đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu đình chỉ quyết định bắt linh mục Lý trở lại thụ án trong tù. Bức thư này mang chữ ký của 11 thượng nghị sĩ khác thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ. Theo dòng thời sự: |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, March 16, 2011
LM Nguyễn Văn Lý sẽ bị đưa trở lại nhà tù?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment