Gia Minh, biên tập viên RFA2011-03-15Trận động đất 9 độ Richter và sóng thần sau đó đang gây ra bao thảm họa cho người dân Nhật Bản khiến cho các nước cảnh giác cao độ trước những thiên tai này. Tăng cường nghiên cứuViệt Nam có những đánh giá và chuẩn bị ra sao cho những tình huống động đất và sóng thần xảy ra? Gia Minh trao đổi vấn đề vừa nêu với ông Lê Huy Minh, giám đốc Trung Tâm Thông tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật Lý Địa Cầu của Việt Nam. Trước hết ông cho biết những nghiên cứu liên quan lâu nay của Việt Nam trong lĩnh vực vừa nêu. Ông Lê Huy Minh: Từ sau năm 2004, hoạt động nghiên cứu về động đất, sóng thần của Việt Nam được tăng cường. Việc nghiên cứu những nguồn động đất có thể dẫn đến sóng thần tại vùng bờ biển Việt Nam đã được tiến hành. Theo chúng tôi, hiện có một số vùng nguồn động đất gần Việt Nam mà có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng đến vùng bờ biển Việt Nam, trong đó có khuất chìm ở phía tây Philippines . Gia Minh: Không phải chỉ ở những vùng bờ biển, mà trong đất liền tại Việt Nam đã có những vụ động đất rồi?
Ông Lê Huy Minh: Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ Richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8; rồi năm 2983 tại Tuần Giáo cũng có trận động đất 6,8 độ Richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ hơn rất nhiều. Trong năm 2010, xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ Richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất. Gia Minh: Tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu có những công trình thủy điện và tại Ninh Thuận sẽ xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân; vậy đã có những khuyến cáo trong xây dựng để có thể chịu đựng động đất thế nào? Ông Lê Huy Minh: Khi xây dựng những công trình lớn như nhà máy thủy điện Hoà Bình, Sơn La đều có nghiên cứu về động đất, đánh giá về động đất cực đại tại những khu vực đó để tư vấn cho nhà nước để có nền móng thích hợp. Cũng vậy, đối với việc xây dựng điện nguyên tử sắp đến, Viện Vật lý Địa Cầu phải cung cấp những thông tin về nguy cơ động đất và sóng thần tại vùng đó để bên xây dựng có thiết kế phòng chống hợp lý. Gia Minh: Thiệt hại do động đất gây ra tại Việt Nam cho đến nay chưa lớn, nhưng vấn đề thông tin, xây dựng đã được thể chế ra sao rồi? Ông Lê Huy Minh: Sau khi có những trận động đất như thế, chúng tôi đã có báo cáo và khuyến cáo về qui phạm kháng chấn để các công trình xây dựng được chặt chẽ.Từ phía chính phủ Việt Nam đã có những động thái tích cực trong lĩnh vực này từ năm 2008, nhất là sau trận động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lúc đó tại Hà Nội, nhiều nhà cao tầng đã bị rung lên khiến nhiều người rất sợ. Chúng tôi có khuyến cáo, sau đó chính phủ đã có chỉ thị xuống Bộ Xây dựng, các cơ quan chính quyền cấp địa phương phải tuân thủ việc kiểm tra các qui phạm kháng chấn của các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam. Công tác tuyên truyềnGia Minh: Qua trận động đất, sóng thần tại Nhật có lời khen người dân Nhật rất bình tĩnh, vậy công tác tuyên truyền cho người dân ở Việt Nam trong lĩnh vực này ra sao? Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi cũng có tuyên truyền nhất định để người dân có ứng xử cho hợp lý. Chúng tôi nói với 'bà con' xem trên vô tuyến thấy học sinh trẻ em bên Nhật khi động đất xảy ra, các em biết lấy hai tay ôm đầu, không chạy hoảng loạn. Đây là ứng xử cơ bản nhất. Còn nếu đang ở ngoài đường mà xảy ra động đất, nên tránh những nơi có nguy cơ đổ nhà cửa, cây cối … Gia Minh: Việc kết hợp tuyên truyền với ngành giáo dục ra sao?
Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi mới ở mức kết hợp với Bộ Tài nguyên- Môi trường, rồi tiến hành những buổi tập huấn cho các địa phương, chứ chưa đưa vào sách giáo khoa trường phổ thông như ở nhiều nước khác. Gia Minh: Đối với Việt Nam, khi xảy ra cúm gia cầm đã có những cuộc diễn tập chống cúm gia cầm, còn về động đất đã có diễn tập tương tự chưa? Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi có những đợt tập huấn đặc biệt ở vùng ven biển, nơi có nguy cơ nhiều động đất, sóng thần. Gia Minh: Những vùng cụ thể ra sao? Ông Lê Huy Minh: Theo đánh giá của chúng tôi những vùng như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi là những nơi chịu bão lụt lớn, cũng như nguy cơ về sóng thần nếu như có động đất xảy ra tại khu vực Philippines.Theo tính toán, kịch bản sóng thần tại đó sẽ có độ cao lớn nhất. Trong năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm giúp ngăn chặn những điều gọi là thảm họa liên quan đến rủi ro tự nhiên, ví dụ xây dựng 10 trạm báo động. Trên những tháp báo động có đặt còi, đèn báo động… để khi có động đất, sóng thần, bão lũ thì có thể thông tin nhanh nhất từ các trung tâm (Trung Tâm Phòng chống lụt bão Trung ương, Viện Vật Lý Địa cầu). Gia Minh: Cám ơn ông. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Thursday, March 17, 2011
Việt Nam dự phòng đối phó động đất ra sao?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment