TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, March 19, 2011

Mua bán đôla thoáng hơn, vàng miếng kiên quyết siết chặt


Thứ sáu, 18/3/2011, 21:21 GMT+7


Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho phép giao dịch ngoại hối kỳ hạn theo hướng cho phép ngân hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận tỷ giá. Còn với vàng miếng, sẽ bị cấm giao dịch tự do sau lộ trình hai bước.
Vàng miếng chỉ có thể giao dịch một chiều

Đôla có thể được giao dịch kỳ hạn, thay vì chỉ mua bán giao ngay như hiện  nay. Ảnh: Hoàng Hà
Đôla có thể được giao dịch kỳ hạn, thay vì chỉ mua bán giao ngay như hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà

Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất những ý tưởng này lên Chính phủ tại hội nghị giao ban chiều 18/3.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là một trong những giải pháp quan trọng được cơ quan này dự kiến thức hiện triển khai trong thời gian tới nhằm quản lý và bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng, theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng giải pháp này giúp đảm bảo ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, giúp doanh nghiệp tự cân đối nhu cầu ngoại tệ qua ngân hàng, đồng thời bảo toàn được dự trữ ngoại hối.

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho phép ngân hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận tỷ giá giao dịch ngoại tệ với kỳ hạn từ 3 tháng đến một năm. Với mặt hàng xăng dầu, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị cho phép thực hiện theo hình thức này để tránh gánh nặng phải dùng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu thực hiện, Bộ Tài chính và Công Thương cũng cần có cơ chế phù hợp để doanh nghiệp có thể hạch toán được chi phí vào giá bán.

Về vấn đề cho vay ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiến hành thu hẹp đối tượng được phép vay trong thời gian tới. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này phải bán ngay số ngoại tệ này cho tổ chức cho vay để quay nhanh đồng vốn, nguồn ngoại tệ doanh nghiệp thu được cũng phải trả ngay cho tổ chức tín dụng cho vay. Các đối tượng nhập khẩu được vay ngoại tệ nếu chứng minh được doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ thanh toán khi nợ đến hạn. Các nhu cầu ngoại tệ khác đều được chuyển sang hình thức mua – bán.

Liên quan đến nhu cầu ngoại tệ tiền mặt và kiều hối của cá nhân, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước mắt, sẽ ban hành Thông tư cho phép các tổ chức tín dụng thu phí với việc bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân để chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ nhu cầu hợp pháp với mức phí tối đa là 2% so với tỷ giá niêm yết. Mức phí này nhằm bù đắp các chi phí nhập ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài và các khoản liên quan.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng sẽ ban hành quy định để cá nhân có thể mua, bán ngoại tệ tiền mặt và kiều hối với giá hợp lý, thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần thu hút ngoại tệ vào ngân hàng, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ thị trường tự do.

Một nội dung quan trọng khác cũng được đại diện Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ trong phiên họp chiều 18/3 là tinh thần của nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà cơ quan này đang dự thảo. Theo đó, lộ trình thực hiện siết chặt quản lý thị trường vàng dự kiến sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu, kéo dài từ 6 tháng đến một năm, Nhà nước vẫn thừa nhận quyền sở hữu vàng miếng của tổ chức, cá nhân nhưng không cho phép lưu thông trên thị trường tự do. Người nắm giữ vàng miếng chỉ được bán cho một số đầu mối thu mua mà Ngân hàng Nhà nước chỉ định và không được phép mua lại.

Những đầu mối thu mua nói trên là các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng. Các đầu mối này sẽ thực hiện mua vàng và bán lại cho Ngân hàng Nhà nước hoặc cho các đơn vị sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ làm nguyên liệu sản xuất.

Sau giai đoạn nói trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi giấy phép sản xuất vàng miếng đã cấp cho doanh nghiệp. Các đầu mối thu mua chỉ được bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước mà không được bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Các doanh nghiệp làm trang sức chỉ được dùng nguồn vàng thu mua tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất. Trong trường hợp làm gia công cho nước ngoài thì được xem xét cho tạm nhập, tái xuất vàng nguyên liệu như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước khi đó, sẽ trực tiếp thực hiện việc nhập khẩu vàng hoặc thông qua các đầu mối chỉ định và bán lại cho doanh nghiệp gia công vàng trang sức.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng tán thành với chủ trương và yêu cầu kiên quyết thực hiện tốt việc quản lý thị trường ngoại hối, thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc quản lý 2 thị trường có tính nhạy cảm cao này cần có lộ trình phù hợp theo kinh tế thị trường, bảo đảm lợi ích của người dân và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhật Min
h


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty