12/03/2011 09:08:27 - Chợ đô la đóng cửa, các ngân hàng thì kêu hết đô la. Nhiều người dân thực sự cần đô la đang gặp phải không ít khó khăn. Bệnh không chờ đô được! Đang có nhu cầu mua đô la để ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng anh Minh, ở khu tập thể Thành Công, Hà Nội vẫn loay hoay không biết mua USD ở đâu, vì "chợ đô la" đã ngừng giao dịch mấy hôm nay. Anh Minh tìm đến hệ thống các Ngân hàng thương mại, tuy nhiên việc mua đô la cũng không mấy dễ dàng. "Hiện nay ngân hàng chúng em không có đô la để bán đâu anh", câu trả lời quen thuộc mà anh nhận được từ rất nhiều nhân viên giao dịch của các ngân hàng.
Lận đận mấy ngày tìm mua đô la không được, anh Minh đành chấp nhận nghe theo cách của một người bạn bày cho, là đem đổi sang ngoại tệ mạnh khác, rồi sang đó đổi sang đô la. "Ai lại đi vòng thế bao giờ? Nhưng đã chót xin phép cơ quan đi chữa bệnh rồi, giờ không lẽ vì tiền lại thay đổi? Bệnh cũng không chờ đô được. Đi mua chợ đen thì sợ không có, mà có mua thì lại sợ phạm luật", anh Minh bức xúc. Hiện, theo nhiều ngân hàng cho biết, các loại ngoại tệ khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh…. khách hàng có thể mua được mức tối đa tương đương là 3.000 - 4.000 USD. Năn nỉ mối quen mua đô tự do Giống như anh Minh, chị Nga mấy ngày nay cũng mệt "bở hơi tai" vì đi lùng sục mua đô la để gửi sang cho cậu con trai mới sang Anh du học. Vì "chợ đen" đô la đóng cửa, nên chị Nga mới phải lần mò đến các ngân hàng tìm mua. Tuy nhiên, khó khăn mà chị vấp phải là không chứng minh được mục đích sử dụng. Hiện visa của con trai chị vẫn chưa được cấp, trong khi liên hệ với các công ty tư vấn du học, họ lại đòi hỏi phải nộp tiền trước sau đó mới làm các thủ tục. "Biết thế này, hôm trước tôi ra Hà Trung mua luôn cho xong. Chỉ tội lúc đó đô cao quá, còn ngại ngùng. Với lại, ai ngờ lần này đóng là đóng hẳn. Hồi trước, cũng vài lần cơ quan chức năng nói dẹp nhưng có dẹp đâu. Ai ngờ, lần này đóng cửa thật", chị Nga kể. Để mua được USD cho con đi học, chị Nga phải mất thêm một khoản phí dịch vụ khá cao (2% số tiền đổi) để nhờ những mối quen với các cửa hàng tại Hà Trung mua hộ 4.000 USD. Doanh nghiệp cũng vật vã mua đô Theo giải thích của nhân viên các ngân hàng, lý do không đổi đô la cho khách hàng là do ngân hàng đang thiếu đô la, nên chỉ đủ bán cho một số khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đại diện của một công ty cổ phần xuất nhập khẩu, có trụ sở trên đường Phạm Hùng, Hà Nội thì mấy ngày nay việc tìm mua USD để nhập hàng và trả nợ khách hàng cũng đang rất bế tắc. Hiện mức giá giao dịch của các ngân hàng ghi trên giấy tờ là giá niêm yết của Nhà nước. Tuy nhiên, ngoài giá trên tờ giấy đó, là các chi phí phụ khác như tư vấn, chuyển đổi,…Theo tính toán, giá đô các doanh nghiệp mua từ ngân hàng cũng không rẻ hơn so với giá ngoài chợ đen. "Không chấp nhận trả thêm các khoản phí phụ thì còn lâu mới mua được đô. Mà tức lắm, chúng tôi xuất khẩu mang đô la về thì phải bán cho ngân hàng với giá niêm yết, nhưng khi cần đô để nhập thì lại phải mua với những khoản chi phí phụ", vị đại diện này bức xúc. Khách du lịch: Ăn phở 15.000 đồng/bát, cũng trả bằng đô "Chợ đô la" đóng cửa không chỉ khiến cho người dân và doanh nghiệp trong nước phải "loay hoay", mà ngay với các khách du lịch, họ cũng đang thấy rất "phiền hà". Anh Peter, một khách du lịch đến từ Úc kể, từ khi sang VN, anh luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc … tiêu tiền. Muốn mua cái gì cũng phải đắn đo, tính toán, xem cái nào người ta nhận "đô", cái nào bắt buộc phải dùng tiền Việt. "Nhiều hôm tối ăn phở ở lề đường xong, trả tiền, tôi mới biết là hết tiền Việt rồi. Đến ngân hàng thì hết giờ hành chính. Không biết đổi ở đâu, nên phải năn nỉ mãi bà hàng phở mới chịu nhận tiền, vì bà ấy không biết tiền thật hay tiền giả", anh Peter nói. Để thuận tiện cho khách đi du lịch, nhiều công ty lữ hành vẫn trực tiếp đổi tiền. Theo nhân viên tư vấn của công ty Hanoitourist, nếu khách hàng có nhu cầu, công ty sẽ trực tiếp đổi theo giá bình quân chính thức và không chính thức. "Chợ đen đóng cửa, nhưng những khách hàng lớn và quen thì vẫn có thể giao dịch được. Do vậy, vẫn biết giá đô la tự do ngày hôm đó để tính cho khách đổi", nhân viên này nói. Chừng nào chưa đủ đô, thì chợ đen vẫn còn Nhu cầu về đô la là có thực, trong khi các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được, thì không ít người dân và các doanh nghiệp vẫn phải tìm cách liên hệ với "chợ đen" để có được lượng đô la cần thiết. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc quản lý chặt thị trường đô la là hoạt động tích cực, hạn chế đầu cơ lòng vòng, gây nhũng nhiễu tị trường ngoại hối. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ, cấm thị trường chợ đen, nhưng bản thân các ngân hàng lại không cung cấp đô la cho người dân. Cầu lớn, trong khi cung không đáp ứng được, ắt người mua lại phải mò tìm đến "chợ đen" Và vì bị quản lý chặt, nên để giao dịch được, các đầu mối này chắc chắn sẽ có những hình thức hoạt động tinh vi hơn như giao dịch trong nhà, hoặc giao dịch theo các đầu mối phân phối nhỏ lẻ hơn. "Nếu nhà nước không tạo các dịch vụ hợp lý thì người dân sẽ tìm chỗ khác", ông Phong nhấn mạnh. Đồng thời, theo ông Phong, nhà nước quy định cấm thị trường tự do, nhưng cũng nên mở thêm một "cửa" cho những đối tượng thực sự cần đô la cho những mục đích chính đáng như: du học, chưa bệnh, thậm chí tích trữ cho tương lai.
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Sunday, March 13, 2011
Mua "Đô" - Nỗi nhọc nhằn mới
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment