Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-06-06Người dân cả nước đang sôi sục vì những hành động nước lớn của Trung Quốc. Ngày 2 tháng 6, trên trang web của chính phủ đã đưa tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ thị cho UBND thành phố Hà Nội phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục về đất đai để sớm triển khai xây dựng Cung hữu nghị Việt - Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TPHCM để biết ý kiến của ông về việc này. Thái độ của chính phủ Trước tiên ông nhận xét: "Ngoài vụ tàu Bình Minh ra thì nóng hổi nhất là vừa rồi tàu có vũ trang của Trung Quốc đã bắn vào ba tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên. Qua những lời tuyên bố của bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc thì rõ ràng họ rất ngoan cố, thành ra tôi và nhiều người cũng như nhân dân Việt Nam rất ngạc nhiên là tại sao lãnh đạo cao của họ thì nói cái miệng rất ngon ngọt thế này thế kia, mười sáu chữ vàng, nhưng mà lại để cho ở dưới ngang nhiên hoành hành như vậy, bất chấp dư luận, bất chấp luật quốc tế." Rõ ràng hai sự kiện tàu Bình Minh và gần đây là tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên hoàn toàn hoạt động trong lãnh hải của Việt Nam. Như vậy Trung Quốc đã chà đạp lên dư luận và họ coi lời của những người lãnh đạo của họ không ra gì. Tuy nhiên theo tôi nghĩ, lãnh đạo Trung Quốc phải có phản ứng ngay để ngăn chặn hành động đó nếu họ thật tâm muốn có một quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Việc này kéo dài hơn 10 ngày rồi nhưng họ không động tịnh gì mà ngược lại người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ lại tiếp tục nói những lời lẽ hết sức là ngoan cố, hết sức ngang ngược như vậy. Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ ràng là bản chất xâm lược, bản chất bành trướng của Trung Quốc không bao giờ thay đổi, kể cả cấp lãnh đạo của họ vì vậy họ mới để tình trạng đó xảy ra. Do đó tôi nghĩ là đứng trước tình hình đó cũng như báo chí trong và ngoài nước đã nói, thì chính phủ Việt Nam phải có thái độ cương quyết." Mặc Lâm: Nhưng thưa ông, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam là bà Nguyễn Phương Nga đã đưa công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội rồi, đây là hành động được xem là mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Ông Lê Hiếu Đằng: "Thật ra người phát ngôn Bộ Ngoại giao là cấp thấp nhất, tôi thấy chưa có thái độ của chính phủ Việt Nam trước những hành động ngang ngược Trung Quốc. Thành ra dân người ta rất bất bình. Lẽ ra Bộ Ngoại giao phải có thái độ qua một Phó Thủ tướng phụ trách Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chẳng hạn. Ông Khiêm phải có ý kiến, thậm chí là Thủ tướng cũng phải có ý kiến chứ không phải chỉ là ở cấp thấp như vậy." Mặc Lâm: Thưa ông chỉ một tuần sau khi vụ tàu Bình Minh xảy ra, vào ngày 2 tháng 6 vừa qua Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chính thức ra chỉ thị cho UBND thành phố Hà Nội phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục về đất đai để sớm xây dựng Cung Hữu Nghị Việt Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Động thái này của ông Phó Thủ tướng nói lên điều gì? Và theo ông thì động thái này có ẩn ý gì phía sau hay không, chẳng hạn là làm an lòng Trung Quốc bằng hành động có tính ve vuốt? Ông Lê Hiếu Đằng: "Không thể có một việc làm như ông Hoàng Trung Hải trong lúc tình hình đang căng như vậy! Nhân dân nguời ta phẫn nộ, bất bình như vậy mà lại đi làm cái việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt Trung! Về mặt chính trị mà nói, anh làm chính trị như vậy là rất dở và nếu không nói đó là anh khiêu khích nhân dân Việt Nam." Phản ứng của dânMặc Lâm: Xin được ngắt lời ông một chút, dư luận đang có nhiều hướng trước hành động này. Có người tỏ ra thông cảm với chính phủ vì nhà nước cảm thấy đang ở thế yếu trên nhiều mặt so với Trung Quốc nên đây chỉ là một cử chỉ có thể được xem là nhún nhường đơn thuần hay không? Còn hướng thứ hai thì cho rằng chính phủ quá yếu đuối, không có một quyết sách nào thích hợp. Theo ông thì khuynh hướng nào ông cho là hợp lẽ trong hoàn cảnh hiện nay? Ông Lê Hiếu Đằng: "Đứng trước sự kiện này thì bất cứ người Việt Nam nào cũng nghĩ chính phủ Việt Nam quá nhu nhược trước sự xấc láo, sự ngang ngược của Trung Quốc. Bởi vì nếu anh kiên quyết có thái độ rõ ràng thì anh không thể tiến hành việc đó trong tình hình như thế này. Anh có thể tiến hành khi tình hình dịu bớt hay như thế nào đó, nhưng bây giờ đang sôi sục như vậy mà anh lại tiến hành việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt Trung! Tôi thấy đây rõ ràng là việc làm thách thức dư luận Việt Nam và làm cho người dân Việt Nam càng nghi ngờ quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong vấn đề chống lại những hành động xâm lấn vùng lãnh hải của Việt Nam. Có thể nói là nhân dân Việt Nam đã hy sinh biết bao xương máu để giành được độc lập. Nếu chính phủ cứ để như vậy thì những sự hy sinh trước đây sẽ vô nghĩa và mục tiêu độc lập, mục tiêu toàn vẹn lãnh thổ ngày càng bị đe dọa một cách nghiêm trọng do Trung Quốc."
Mặc Lâm: Thưa ông, cách mà Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm liệu có gây bất mãn trong dư luận công chúng và dẫn tới hành động bất hợp tác với chính quyền trong những lần họ kêu gọi người dân chống Trung Quốc về sau hay không? Dĩ nhiên là dân chúng vẫn chống Trung Quốc theo cách riêng của họ tuy rất tự phát và nhỏ lẻ thưa ông? Ông Lê Hiếu Đằng: "Tôi cho là dân Việt Nam dù sao khi đụng tới lòng yên nước của họ vào lúc tổ quốc lâm nguy thì họ sẽ chống lại cái bọn xâm lược thôi. Nhưng rõ ràng thái độ thiếu cương quyết hay nói cách khác là nhu nhược của chính phủ sẽ làm cho lòng dân yếu đi và quyết tâm cũng phần nào bị ảnh hưởng. Thành ra tôi nghĩ ngay bây giờ chính phủ phải có thái độ cương quyết hơn chứ đừng để họ cứ lấn tới như thế này thì người dân sẽ mất lòng tin đối với chính phủ Việt Nam." Mặc Lâm: Xin cám ơn ông. Theo dòng thời sự:
|
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, June 7, 2011
VN xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment