24/10/2011 06:42:37 - Vội vã đẩy những xe rác cao ngất ngưởng về bãi tập kết cho kịp giờ xe chạy, rồi lại vội vã chuẩn bị đồ nghề tiếp tục lên đường.
Công việc của cô Mai Thị Sự, một nhân viên vệ sinh môi trường dường như không có lúc nào dừng tay. Không chỉ vất vả... Mỗi ca của cô bắt đầu từ mấy giờ ạ? Từ 4h chiều đến 2h sáng. Vậy cô sắp xếp thời gian thế nào để lo cho gia đình? Sau mỗi ca đi làm về, tôi cũng chỉ dám ngủ một chút rồi phải dậy sớm đi chợ, lo nấu nướng cho bố con nó, làm việc nhà rồi loáng cái lại đến giờ đi làm.
Chồng cô không có ý kiến gì? Ông ấy cũng không thích đâu. Vì chuyện đó mà vợ chồng cũng lục đục, cãi nhau suốt. Các con cô thì sao? Được cái chúng rất thương mẹ. Thằng con lớn của tôi đang học đại học, lúc đi học thì thôi chứ cứ lúc nào rảnh là nó lại ra giúp tôi đẩy xe hay thu gom rác. Cô cảm thấy công việc thu gom rác thì vất vả nhất là lúc mưa hay lúc nắng? Những ngày nắng thì làm việc rất mệt, thêm cả mùi hôi thối của rác bốc lên vô cùng khó chịu. Còn khi trời mưa thì rác ngấm nước, đẩy một xe mà có cảm giác nặng gấp mấy lần. Khu vực này mỗi khi mưa to đều bị ngập, lúc đó còn phải lội nước đi vớt rác mới khổ. ... mà còn tủi nhục và nguy hiểm Trong tổ của cô thì nam hay nữ nhiều hơn? Chủ yếu là nữ chứ nam giới vẫn được coi là mỳ chính cánh. Công việc này khá nặng nhọc sao phụ nữ lại nhiều hơn nam giới? Đúng là công việc nặng nhọc thật nhưng nó cũng đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỷ nên nam giới ít người theo lâu dài được. Với lại một phần nữa là tính tự ái của họ cao nên nhiều khi không chịu được sự coi thường của xã hội đối với công việc này. Những người dân mà cô tiếp xúc trong công việc hằng ngày cũng tỏ thái độ coi thường? Không phải là tất cả nhưng khá nhiều người vẫn tỏ ra coi thường người quét rác như chúng tôi. Họ hay sẵng giọng gọi "rác ơi, chờ đã" hay thậm chí có người còn đứng trên tầng ném túi rác xuống xe, nhiều khi ném cả vào đầu tôi. Mình có nói lại là bị họ chửi ngay, có khi còn bị đánh. Bị đánh? Bọn tôi đi quét rác bị chửi, bị đánh nhiều chứ đâu phải chỉ một hai lần. Lần gần đây nhất là mới tháng trước, khi tôi đi gom rác lượt cuối ngày, qua một quán bán hàng đêm, thấy trước quán họ có túi rác nên tôi bảo họ đổ nốt vì đây là lượt cuối rồi. Họ bảo đã đóng tiền vệ sinh rồi, muốn đổ lúc nào thì đổ, không ai quản được. Tôi mới nói có mấy câu mà ông chồng đã lao từ sau ra đánh tôi ngay rồi.
Cô có phản ứng gì không ạ? Lúc đó khuya rồi, đường vắng mà lại có mỗi một mình nên đành phải chịu thôi chứ biết làm sao. Phải làm việc muộn, lại đi một mình như vậy cũng khá nguy hiểm. Biết là vậy nhưng công việc mà, làm sao được. Nhiều khi đi làm đêm còn gặp bọn nghiện ngập, rồi cả những lão đi chơi đêm ra tán tỉnh, gạ gẫm nữa. Rơi vào trường hợp đó thì cô làm thế nào? Phải mắng ngay lập tức chứ sao nữa. Cô không thấy sợ à? Sợ thì có sợ, nhưng mình phải già mồm một chút chứ nếu cứ im không nói gì là chúng nó lấn tới ngay. 25 năm trong nghề, kỷ niệm nào cô thấy nhớ nhất? Đó là những đêm đông rét thấu xương, trong lúc ngồi chờ xe của công ty đến mấy chị em nhặt củi đốt lên để sưởi ấm cho nhau. Hay những hôm xe chở rác hỏng, chờ đến đêm vẫn chưa thấy, bọn tôi phải trải chiếu nằm ngủ ngoài đường. Tết cũng không được nghỉ Những ngày lễ, Tết cô có được nghỉ không? Công việc của bọn tôi thì không bao giờ có chuyện nghỉ cả. Càng ngày lễ, Tết thì lại càng bận, có khi còn phải làm tăng ca do lượng rác sinh hoạt của người dân tăng lên đột biến. Những ngày đó, trong lúc các gia đình sum họp còn mình vẫn phải đi làm, có lúc nào cô cảm thấy tủi thân? (Cô Sự lặng lẽ lau nước mắt) Tủi thân lắm chứ. Chẳng cần phải đến lúc đó, bây giờ mới chỉ nghĩ đến thôi tôi đã thấy tủi thân lắm rồi. Ngày Tết là dịp để cả gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau đằng này vẫn phải lủi thủi một mình đi làm. Thấy cả nhà người ta vui vẻ chuẩn bị đón giao thừa mà mình chỉ muốn khóc. Công việc vất vả lại phải tiếp xúc với nhiều thứ ô nhiễm như vậy chắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ? Tất cả bọn tôi đều có bệnh hết, nhiều bệnh là đằng khác. Các bệnh dễ thấy như đau mắt, viêm xoang hay đường hô hấp thì ai cũng bị. Những bệnh nguy hiểm hơn thì chả có tiền đi khám nên cũng không biết được nhưng hằng ngày phải tiếp xúc với bao nhiêu thứ hôi thối, độc hại như vậy thì không có bệnh mới là chuyện lạ. Làm việc đêm hôm, nhiều nguy hiểm, lại nhiều bệnh tật vậy chắc thu nhập của cô cũng phải tương xứng với sức lực bỏ ra? Đây là công việc giản đơn nên lương thấp lắm. Mỗi tháng chỉ có hơn 3 triệu đồng thôi. Tôi lại chỉ học đến lớp 7, không có bằng cấp gì nên 10 năm nay rồi mà không được xét tăng lương. Lương thấp như vậy, cô có làm thêm để tăng thêm thu nhập không? Cũng chẳng có thời gian hay sức lực mà đi làm thêm nữa. Nhưng tôi cũng chịu khó nhặt các chai lọ, túi nilon bán lấy tiền. Tháng ít cũng được 200.000 - 300.000đ, nhiều cũng được 500.000 - 600.000đ. Gọi là kiếm thêm tiền đổ xăng, uống nước. Những quán ven đường xả nhiều rác, họ có bồi dưỡng thêm cho cô hằng tháng không ạ? Không có đâu. Nhiều người còn vô ý thức vứt bừa bãi, mình vừa quét xong, quay lại đã thấy họ vứt ra tiếp rồi. Nhưng một số nhà dân cũng có người tử tế, họ không vứt chai lọ hay hộp giấy đi mà tích trữ lại rồi lúc nào nhiều thì đem cho mình. Đôi khi gặp được những người tốt như vậy mình cũng cảm thấy an ủi được phần nào và gắn bó với nghề hơn. Xin cảm ơn cô. Hoàng Linh - Kim Thái (thực hiện) |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Monday, October 24, 2011
"Rác ơi, chờ đã..."
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment