Lễ cầu siêu cho các nhà sư Tây Tạng tự thiêu 20/11/2011 (REUTERS) Công an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh. Hồi tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, công an lục soát phòng riêng của tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải tạo hoặc phải hoàn tục. Tu viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối tượng » của các biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất. Số tu sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù 300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người. Tuy nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự thiêu, 12 người tại A Bá. Có lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tự thiêu, khó có cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ. Bản thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng là một nhân vật từng nắm an ninh đảng. Thay vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20 ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa, từng cơ quan hành chánh. Mục đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng trong dân chúng. Tại huyện A Bá, không những an ninh được tăng cường mà chính quyền còn thành lập ngay trong khuôn viên chùa Kirti một tổ giám sát mang tên « Ủy ban quản lý dân chủ » để cắt đứt mọi quan hệ giữa chùa và thế giới bên ngoài. Theo mạng thông tin của bộ công an Trung Quốc thì bộtrưởng công an Mạnh Kiến Trụ hôm nay đã đích thân đến tận nơi xem xét tình hình. Theo nhận định của Asia Times, Trung Quốc thay vì xuống thang hòa giải mở ra một niềm hy vọng cho người Tây Tạng đã chọn thái độ ngạo mạn. Hình thức « đấu tố » thời cách mạng văn hóa mà nhiều hình ảnh đã được phát tán trên internet trong ngày hôm nay 03/12/2011cho thấy Bắc Kinh chọn giải pháp bạo lực. Liệu các hành động leo thang của chế độ có mang lại hòa bình tại Tứ Xuyên và Tây Tạng như Bắc Kinh mong đợi hay chăng ? Thành phần trẻ trong phong trào tranh đấu Tây Tạng vinh danh các nhà sư biến thân làm đuốc cảnh tỉnh chính quyền Trung Quốc và xem thái độ hy sinh cao cả này là tín hiệu cho một cuộc tranh đấu toàn diện. Asia Times, trong bài « Phải chăng A Bá là trận Waterloo của đảng Cộng Sản Trung Quốc ? " phân tích : Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn che dấu được bộ mặt thật của họ với công luận thếgiới và quốc nội. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, December 6, 2011
Trung Quốc bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment