Bản tin báo Pháp Luật hôm 13-4-2011 đã có bài viết đặt vấn đề với Công Ty Cho Thuê Tài Chánh 2, trong đó nêu câu hỏi, "Bốc hơi hàng ngàn tỉ đồng vốn, tài sản nhà nước?"
Một thí dụ tiêu xài vô lý của các quan cán bộ ghi là:
"Công ty mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng."
Bản tin viết, "trong cuộc họp ngày 6-4, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã đưa vào chương trình theo dõi, đôn đốc một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng rất nghiêm trọng. Đó là vụ thất thoát, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Công ty Cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), địa chỉ 422 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.SGG (viết tắt là ALC II)..."
Chuyện thua lỗ không có gì mới, vì chính công ty này đã lỗ từ mấy năm nay rồi.
Bản tin viết thêm:
"...Theo số liệu này, trong hai hoạt động chính đến năm 2009, mảng cho thuê tài chính đã đạt dư nợ hơn 6.900 tỉ đồng nhưng tới 60% là nợ xấu. Mảng đầu tư tài sản cho thuê đã ngốn gần 4.600 tỉ đồng nhưng một tỉ lệ lớn là quá hạn, tiềm ẩn nguy cơ lỗ. Kết quả, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.000 tỉ đồng, chưa kể nếu phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư tài sản cho thuê thì lỗ sẽ tăng thêm hơn 1.260 tỉ đồng..."
Năm 2009 đã bị lỗ 3.000 tỉ đồng? Con số naỳ tương đương 144 triệu đôla Mỹ.
Điều đặc biệt là công ty đã xuất hàng tỉ tỉ đồng để mua hàng, nhưng tỉ tỉ đồng đã biến mất mà vẫn không có hàng nào chở về.
Thí dụ, bản tin ghi thêm về các hành vi đốt tiền:
"...Ở mảng đầu tư vào tài sản cho thuê, ALC II đã làm trái Nghị định 16/2001 của Chính phủ cũng như chính điều lệ của mình. Theo đó, lẽ ra chỉ được phép mua tài sản có sẵn thì ALC II lại bỏ vốn đầu tư mới. Có trường hợp, ALC II mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng.
Dễ dãi giải ngân
Trong khá nhiều dự án đầu tư hình thành tài sản cho thuê, ALC II đã giải ngân không cần biết tiến độ thực hiện hợp đồng ra sao. Như hợp đồng mua dây chuyền nghiền đá đã xuất 7,1 tỉ đồng nhưng đoàn kiểm toán tới vẫn chưa thấy dây chuyền đâu; năm hợp đồng khác đầu tư 633 tỉ đồng vào năm tàu biển nhưng tới nay tàu vẫn chưa có để cho thuê như hợp đồng ký kết. Trường hợp khác, tàu chưa thuộc sở hữu của bên bán nhưng ALC II vẫn ký hợp đồng mua và cho thuê lại, rước vào mình nhiều rủi ro pháp lý…"
Một thí dụ tiêu xài vô lý của các quan cán bộ ghi là:
"Công ty mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng."
Bản tin viết, "trong cuộc họp ngày 6-4, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã đưa vào chương trình theo dõi, đôn đốc một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng rất nghiêm trọng. Đó là vụ thất thoát, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Công ty Cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), địa chỉ 422 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.SGG (viết tắt là ALC II)..."
Chuyện thua lỗ không có gì mới, vì chính công ty này đã lỗ từ mấy năm nay rồi.
Bản tin viết thêm:
"...Theo số liệu này, trong hai hoạt động chính đến năm 2009, mảng cho thuê tài chính đã đạt dư nợ hơn 6.900 tỉ đồng nhưng tới 60% là nợ xấu. Mảng đầu tư tài sản cho thuê đã ngốn gần 4.600 tỉ đồng nhưng một tỉ lệ lớn là quá hạn, tiềm ẩn nguy cơ lỗ. Kết quả, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.000 tỉ đồng, chưa kể nếu phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư tài sản cho thuê thì lỗ sẽ tăng thêm hơn 1.260 tỉ đồng..."
Năm 2009 đã bị lỗ 3.000 tỉ đồng? Con số naỳ tương đương 144 triệu đôla Mỹ.
Điều đặc biệt là công ty đã xuất hàng tỉ tỉ đồng để mua hàng, nhưng tỉ tỉ đồng đã biến mất mà vẫn không có hàng nào chở về.
Thí dụ, bản tin ghi thêm về các hành vi đốt tiền:
"...Ở mảng đầu tư vào tài sản cho thuê, ALC II đã làm trái Nghị định 16/2001 của Chính phủ cũng như chính điều lệ của mình. Theo đó, lẽ ra chỉ được phép mua tài sản có sẵn thì ALC II lại bỏ vốn đầu tư mới. Có trường hợp, ALC II mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng.
Dễ dãi giải ngân
Trong khá nhiều dự án đầu tư hình thành tài sản cho thuê, ALC II đã giải ngân không cần biết tiến độ thực hiện hợp đồng ra sao. Như hợp đồng mua dây chuyền nghiền đá đã xuất 7,1 tỉ đồng nhưng đoàn kiểm toán tới vẫn chưa thấy dây chuyền đâu; năm hợp đồng khác đầu tư 633 tỉ đồng vào năm tàu biển nhưng tới nay tàu vẫn chưa có để cho thuê như hợp đồng ký kết. Trường hợp khác, tàu chưa thuộc sở hữu của bên bán nhưng ALC II vẫn ký hợp đồng mua và cho thuê lại, rước vào mình nhiều rủi ro pháp lý…"
No comments:
Post a Comment