TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, April 14, 2011

“Lấy hồng át chuyên”, “tưởng hồng là chuyên”

Chống ùn tắc giao thông: Nhìn từ chuyện người bán chim

Chúng ta đã vấp phải một tư duy: "Lấy hồng át chuyên", "tưởng hồng là chuyên". Đành rằng yêu cầu của một người lãnh đạo quản lí là "vừa hồng, vừa chuyên" nhưng không phải lúc nào, lĩnh vực nào, phương diện nào người lãnh đạo quản lí cũng vừa hồng, vừa chuyên.

Từ chuyện bác nông dân bán chim...

Chuyện rằng, ngày xưa có 1 bác nông dân chuyên nuôi chim để bán. Một hôm ông ta mang ra chợ 3 con chim giống hệt nhau về hình thức, đặt trong 3 chiếc lồng cũng giống hệt nhau, nhưng được đánh số 1, 2, 3. Một lát sau có người chơi chim đến hỏi mua, ông ta chỉ tay vào lồng số 1 và hỏi giá bao nhiêu? 10 triệu- người nông dân đáp.

Con chim này có "trí tuệ" gì không mà hét giá cao vậy? "Không cao đâu, nó mà hót lên thì chẳng có con chim nào sánh được, nó còn có thể đối thoại với anh một cách lưu loát" - người nông dân quả quyết.

Người mua chim chỉ tay sang con số 2 tò mò: Thế còn chú này? Chú này giá hơi cao, dứt giá 20 triệu. Người mua chim giật nảy người cật vấn về "bản lĩnh" của chú chim số 2 thì được biết, ngoài sở hữu 1 "trí tuệ" như chú chim số 1, chú chim số 2 này còn có thể bắt chước theo điệu bộ của người và có những điệu múa mà ai đã xem qua thì khó có thể tiết kiệm lời khen!

"Còn chú kia" người mua chim chỉ tay sang lồng số 3. Người nông dân tự hào ra giá 50 triệu đồng. Không tin vào tai mình, người mua chim thầm nghĩ, chắc con chim số 3 này có những sở trường đặc biệt lắm đây. Hay là ngoài "múa hay hót giỏi" nó phải có tài năng gì khác?

Đem thắc mắc hỏi người bán chim, bác nông dân lạnh lùng trả lời: "Chú chim này không biết hót mà cũng chẳng biết múa". "Thế vì sao bác lại hét giá cao thế?". Bác nông dân từ tốn: "Mặc dù con chim số 3 này không có "trí tuệ" của con chim số 1 cũng không có "bản lĩnh" như chú chim số 2 nhưng nó có một "tài năng" nổi trội mà 2 chú chim kia không thể có.

Thực ra biện pháp "chẵn, lẻ" này đã và đang được nhiều chính quyền đô thị của nhiều quốc gia áp dụng. Nhưng nó chỉ là một trong những biện pháp trong các nhóm giải pháp khác nhau về chống ùn tắc giao thông.

Đó là, nó có thể quản lí 2 chú chim kia. Nó bảo chú chim số 1 hót là chú chim số 1 cất cao giọng hót. Nó ra lệnh cho chú chim số 2 múa thì chú chim số 2 lập tức vỗ cánh biểu diễn những điệu múa tuyệt vời. Nó còn có thể điều khiển cho cả 2 chú này phối hợp với nhau để "hợp xướng" hoặc vũ đạo. Để đào tạo ra chú chim thứ 3 tôi phải mất thời gian và công sức gấp nhiều lần việc dạy 2 chú chim kia...

...Đến chuyện quản lí giao thông đô thị

Người lãnh đạo, quản lí đô thị hay giao thông đô thị không thể vừa "hát" vừa "múa". Mà phải là người biết tổ chức, am hiểu quản lí đô thị, thu hút được nhiều chuyên gia quản lý đô thị, và biết lắng nghe cả ý kiến người dân để nghiên cứu, tổng hợp đánh giá khoa học sao cho sát với tình hình thực tế địa bàn.

Từ đó mà ra những quyết định cuối cùng, chứ không thể (và không nên) đưa ra những quyết định mù quáng, thiếu tính đồng bộ, không phù hợp với thực tế... mà xe số "chẵn, lẻ" đi vào ngày chẵn, lẻ là một ví dụ minh chứng.

Quản lí đô thị nói chung, quản lí giao thông đô thị nói riêng là 1 bài toán hóc búa mà nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang gặp phải và cần một lời giải thỏa đáng. Cùng với sự phát triển của tiến trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số đô thị một cách nhanh chóng, các phương tiện giao thông cá nhân cũng theo đó mà gia tăng thì vấn đề ùn tắc giao thông khiến cho bài toán quản lí đô thị ngày càng thêm phức tạp.

Trên thực tế, nhiều lúc nhiều nơi chúng ta đã tỏ ra hết sức lúng túng khi lựa chọn những biện pháp để hóa giải vấn đề ùn tắc giao thông. Cũng phải thừa nhận rằng, những người lãnh đạo và quản lí đô thị nước ta đã có những động thái hết sức tích cực để giải quyết. Nhưng thực tế cho thấy "càng gỡ càng rối". Vì sao vậy?

Sẽ khó gói gọn trong 1 câu trả lời nhưng trong đó có thể kể đến là chúng ta đã vấp phải một tư duy: "Lấy hồng át chuyên", "tưởng hồng là chuyên". Đành rằng yêu cầu của một người lãnh đạo quản lí là "vừa hồng, vừa chuyên" nhưng không phải lúc nào, lĩnh vực nào, phương diện nào người lãnh đạo quản lí cũng vừa hồng, vừa chuyên.

"Cái hồng" của người lãnh đạo quản lí sẽ là tiền đề cho "cái chuyên" phát triển. Người lãnh đạo quản lí nên là (và phải là) con chim số 3 nói trên. Vì sao vậy?

Như đã nói, giao thông đô thị (với tư cách là tiểu hệ thống trong hệ thống kinh tế-xã hội đô thị) và hệ thống giao thông đô thị (gồm có 3 thành tố: 1) Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trong đó có đường xá, cầu cống...; 2) Hệ thống vận tải hành khách và hàng hóa đô thị trong đó có xe buýt, xe taxi, xe xích lô-ba gác, tàu điện...; 3) Hệ thống quản lí giao thông đô thị trong đó có thể kể đến: Tiêu chí giao thông, hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống quản lí giao thông khác...) hàm chứa trong nó nhiều thành tố phức hợp mà tổ thành nên.

Nó bao gồm thể chế quản lí-giám sát, bố cục qui hoạch đô thị, thể chế đầu tư và ưu tiên đầu tư, lựa chọn phương thức giao thông, quản lí nhu cầu giao thông... Nói như thế để thấy rằng, người lãnh đạo, quản lí đô thị hay giao thông đô thị không thể vừa "hát" vừa "múa". Mà phải là người biết tổ chức, am hiểu quản lí đô thị, thu hút được nhiều chuyên gia quản lý đô thị, và biết lắng nghe cả ý kiến người dân để nghiên cứu, tổng hợp đánh giá khoa học sao cho sát với tình hình thực tế địa bàn.

Từ đó mà ra những quyết định cuối cùng, chứ không thể (và không nên) đưa ra những quyết định mù quáng, thiếu tính đồng bộ, không phù hợp với thực tế... mà xe số "chẵn, lẻ" đi vào ngày chẵn, lẻ là một ví dụ minh chứng.

Biện pháp "chẵn, lẻ" và ...đối sách

Thực ra biện pháp "chẵn, lẻ" này đã và đang được nhiều chính quyền đô thị của nhiều quốc gia áp dụng. Nhưng nó chỉ là một trong những biện pháp trong các nhóm giải pháp khác nhau về chống ùn tắc giao thông. Theo chúng tôi, hiện thời biện pháp này không thích hợp đối với các đô thị Việt Nam nói chung, với TP.HCM nói riêng.

Bởi lẽ: Thứ nhất, hệ thống giao thông công cộng của chúng ta còn kém, chưa đa dạng hóa, vùng "phủ sóng" chưa đủ rộng khiến người dân ít có sự lựa chọn tối ưu.

Thứ hai, hệ thống hạ tầng giao thông của ta còn èo ụt, đường sá, hệ thống về kĩ thuật giám sát giao thông chưa hoàn thiện khó có thể "tay không bắt...biển số chẵn lẻ".

Thứ ba, sự qui hoạch đô thị của chúng ta còn yếu, chưa đồng bộ, chưa hình thành nên những đô thị vệ tinh. Chùm đô thị, dải đô thị hoặc đô thị đối trọng để "chia sẻ gánh nặng" về dân số, giao thông khiến cho sự quá tải đô thị nảy sinh. Sự giao thông theo kiểm con lắc quá lớn và chủ yếu tập trung nội thị, do đó khi áp dụng biện pháp "chẵn, lẻ" sẽ không giải quyết được căn bản vấn đề.

Thứ tư, ý thức giao thông, tố chất về văn hóa giao thông của chúng ta vẫn chưa hình thành rõ nét, khiến nhiều người có tâm lí "trên có chính sách, dưới có đối sách": Chẳng hạn người có đièu kiện sẽ sở hữu 2 xe 1 biển chẵn, 1 biển lẻ. Hoặc giả chạy chọt, lót đường.... Điều đó vô hình chung gây ra những vấn đề xã hội khác khó lường trước.

Bao giờ cũng thế, muốn đưa ra 1 giải pháp phải nghiên cứu kĩ lưỡng những nguyên nhân phát sinh và phải phù hợp với thực tiễn mà vấn đề đang hiện hữu. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trình trạng ùn tắc giao thông của TP. HCM do những nguyên nhân chính sau: Công tác qui hoạch đô thị nói chung, qui hoạch giao thông đô thị nói riêng còn yếu, thiếu tính chiến lược.

Mật đô cư dân tập trung trong nội thi quá đông khiến dung lượng đường chưa đáp ứng đủ. Nội thị còn tồn tại và tiếp tục xây mới những khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, bến bãi... . Sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân quá nhanh (mô tô và ô tô). Trình độ kĩ thuật về quản lí giao thông kém. Thiếu chiến lược phát triển giao thông một cách chỉnh thể (hệ thống giao thông công cộng còn kém). Hành vi thiếu văn minh của người tham gia giao thông...

Do đó, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp (và những nhóm giải pháp) đồng bộ (có ưu tiên) để chống ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn ở nước ta mà đặc biệt là TP.HCM. Nhưng điều tiên quyết là chính những người lãnh đạo và quản lí đô thị phải nhận thức đúng, khoa học và đầy đủ về vấn đề trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến đa số người dân. Đặc biệt là biết vực dậy, thu hút được đội ngũ những nhà khoa học thật "chuyên" đứng bên cạnh cái "hồng" của mình, bởi cái "hồng" sẽ "hồng hơn" khi có cái chuyên đúng, cái "chuyên" sẽ "chuyên hơn" khi có cái hồng xác tín.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty