TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 5, 2011

Có hay không việc bán ốc bươu vàng qua Trung Quốc?


04/11/2011 09:02:35

Ngày 3/11, ông Nguyễn Thế Tử - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - khẳng định không có chuyện người dân bắt ốc bươu vàng bán qua Trung Quốc giá cao như một số thông tin phản ánh.

Ông Tử cho biết trên báo Tuổi trẻ, người dân bắt ốc bươu vàng chủ yếu bán cho các chủ nuôi cá trê lai, cá rô, cá lóc... làm thức ăn. Hiện giá 1kg ốc thịt khoảng 3.000-4.000 đồng, với giá này người bắt ốc không thu lợi được bao nhiêu. 

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Vị Thủy, cho biết, qua xác minh có thể khẳng định lượng ốc bươu vàng trên địa bàn không đủ làm thức ăn cho các loại cá nuôi, làm sao đủ xuất qua Trung Quốc.

Sơ chế ốc bươu vàng tại cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ấm (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Dân Việt
Sơ chế ốc bươu vàng tại cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ấm (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Dân Việt

Ông Trần Quang Củi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cũng cho biết chưa nắm được tình hình thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng.

Trước đó, một số tờ báo phán ánh, trong thời gian gần đây, nhiều thương lái đổ về vùng nông thôn các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang… để mua ốc bươu vàng xuất sang Trung Quốc làm thức ăn gia súc.

Thịt ốc được mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Một chủ cơ sở thu mua ốc bươu vàng ở xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Mỗi ngày cơ sở mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, sau đó sơ chế để giao cho doanh nghiệp bên tỉnh Kiên Giang xuất sang Trung Quốc".

Việc mua ốc bươu vàng của thương lái giúp cho nông dân nghèo có thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Nhưng theo nhiều nông dân, việc thu mua này chẳng khác nào khuyến khích việc nuôi, dưỡng ốc bươu vàng để bán.

Ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985. Thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM. Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước và cơ quan chức năng đã cấm nuôi OBV.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty