TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, December 1, 2011

Con gái của Stalin từ giã cuộc đời dâu bể


Con gái duy nhất của nhà lãnh đạo Xô viết Josef Stalin vừa qua đời tại Mỹ, kết thúc một cuộc đời từng nổi tiếng khắp thế giới thời Chiến tranh Lạnh.
Xe hơi của các lãnh đạo Liên Xô

Bà Lana Peters, trước đây có tên Svetlana Alliluyeva, qua đời ngày 22/11 vì bệnh ung thư ruột tại Wisconsin, nơi bà trải qua những năm cuối đời sau khi trở thành công dân Mỹ. Tin bà qua đời được giới chức Mỹ công bố đầu tuần này.

Svetlana Alliluyeva là con gái duy nhất của nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin. Ông cầm quyền 29 năm và qua đời năm 1953.

Người cha nổi tiếng - Stalin - và cô con gái nhỏ Svetlana Stalina. Sau này cô đổi tên hai lần trước khi rời bỏ đất nước. Ảnh
Người cha nổi tiếng - Stalin - và cô con gái nhỏ Svetlana Stalina. Sau này cô đổi tên hai lần trước khi rời bỏ đất nước. Ảnh: AP.

Cuộc chạy trốn của Svetlana Alliluyeva diễn ra năm 1967. Bà nói rằng cách mà chính quyền đương thời đối xử với chồng quá cố của bà khiến bà quyết tâm rời bỏ đất nước. Cuộc trốn chạy lúc đó khiến phương Tây hoan hỉ, và được xem như là đã "lật ngược thế cờ" cho nước Mỹ trên công luận quốc tế.

Lúc đầu, khi rời Liên Xô vào năm 1966 để tới Ấn Độ, bà dự định mang theo tro cốt của người chồng thứ ba, một công dân Ấn, rồi sẽ quay về nước. Nhưng sau đó, bà lặng lẽ đến sứ quán Mỹ ở New Delhi xin tị nạn chính trị. Sau một thời gian ngắn ở Thụy Sĩ, bà bay đến Mỹ.

Svetlana Alliluyeva mang theo cuốn hồi ký viết năm 1963 về cuộc sống của bà ở Nga. Cuốn hồi ký "Hai mươi bức thư gửi một người bạn", được xuất bản vài tháng sau khi bà đặt chân lên nước Mỹ, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất lúc bấy giờ.

Trong cuốn sách, bà mô tả cha mình là một người đàn ông khó gần và khó tính.

"Ông ấy là người rất đơn giản và đôi khi tàn nhẫn," Peters nói với tờ Wisconsin State Journal trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi năm 2010. "Đối với ông ấy, không có gì là phức tạp cả. Với con cái ông ấy cũng rất đơn giản. Ông ấy yêu quý tôi, muốn tôi bên cạnh ông ấy và trở thành người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx."

Thủ tướng Nga lúc đó là Alexei Kosygin, chỉ trích Svetlana là người "không vững vàng về đạo đức" và "bệnh hoạn."

"Tôi đã thay đổi tư tưởng từ chủ nghĩa Marx sang chủ nghĩa tư bản," bà nhớ lại cuộc phỏng vấn vào năm 2007 cho một phim tài liệu mang tên Svetlana nói về Svetlana. Nhưng bà nói rằng thân thế của bà còn phức tạp hơn những gì bộ phim đã miêu tả và người ta không bao giờ hiểu hết được bà.

Svetlana đã phải trả giá đắt cho cuộc chạy trốn năm đó. Bà để lại hai đứa con - sinh ra từ những cuộc hôn nhân trước- ở Nga. Cả hai người con đều cảm thấy thất vọng về sự ra đi của mẹ. Bà cũng chưa bao giờ gần gũi lại với chúng.

Những gì người cha - Stalin - để lại ám ảnh suốt cuộc đời bà, mặc dù bà đã cố gắng sống vượt ra khỏi cái bóng của ông. Bà phản đổi chính sách của cha về việc ép hàng triệu người vào trại lao động, nhưng cũng cho rằng các nhà lãnh đạo khác lúc đó phải chịu một phần trách nhiệm.

Svetlana
Svetlana Alliluyeva khi đặt chân đến Mỹ tháng 4/1967. Ảnh: NYT.

Nhận xét về người phụ nữ này, Lana Parshina, người đã phỏng vấn Svetlana cho bộ phim tài liệu nói trên, nói: ""Tôi ước rằng mọi người có thể chứng kiến những thứ mà tôi đã thấy. Bà ấy rất nhẹ nhàng và là một bà chủ nhà tuyệt vời. Bà ấy nhạy cảm và có thể trích dẫn thơ hay nói chuyện về hàng loạt chủ đề khác nhau. Bà ấy quan tâm tới tình hình thế giới.

Charles E. Townsend, từng là giảng viên Khoa ngôn ngữ và văn học Slavic ở đại học Princeton nhận xét về Peters khi bà đến Princeton năm 1967: "Bà ấy không phải là người năng nổ trong hoạt động chính trị. Bà ấy rất dễ chịu," Townsend nói. "Khiêm nhường là từ để nói về bà ấy."

Svetlana từng trở lại Nga một lần kể từ sau lần trốn chạy, Khi đó là năm 1984, Svetlana 58 tuổi. Bà trở về Liên Xô vì muốn đoàn tụ với các con. Bà được phục hồi quốc tịch Nga và quay ra phê phán phương Tây. Svetlana nói rằng bà không hề có tự do thực sự trong suốt thời gian sống ở Mỹ và Anh.

Nhưng chỉ một năm sau, do thù hận trong dòng tộc, bà lại rời Nga để trở lại Mỹ và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ trở về quê hương nữa.

Bà sống ẩn dật những thập kỷ cuối đời. Một trong những đứa con còn sống của bà là Olga, giờ gọi là Chrese Evans, sống ở Portland, Oregon. Con trai Josef, theo truyền thông Nga đưa tin, mất ở Nga năm 2008 khi đó 63 tuổi. Yekaterina, sinh năm 1950, tên hiện tại là Katya, là một nhà khoa học nghiên cứu về hoạt động của núi lửa ở phía đông Siberia.

"Mẹ là người thân duy nhất của tôi," Evans, 40 tuổi, nói với tờ Oregonian. "Chúng tôi rất thân thiết. Sự ra đi của bà là một mất mát lớn. Tôi đã nghĩ bà sẽ sống mãi cùng tôi."

Cao Thu (theo AP)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty