TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 3, 2011

Người "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Nature:Chính tôi phải cảm ơn!


02/12/2011 12:13:23

- "Chúng tôi chỉ bảo vệ những giá trị chân chính của khoa học, chúng tôi đã áp dụng những nguyên tắc chung, chúng tôi khẳng định lập trường vì tờ báo, vì chúng tôi, chính chúng tôi phải cám ơn các bạn đã đặt vấn đề một cách chính xác và đúng lúc".

Biên tập viên David Cyranoski của Tập san Nature đáp lại lời tri ân của các nhà khoa học Việt Nam: GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Hoàng Dũng (ĐH Sư Phạm TP.HCM), nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (ĐH Mở TP.HCM) và nhà thơ Hoàng Hưng trong buổi trao đổi tại nhà riêng GS Nguyễn Đăng Hưng sáng 29/11.

Biên tập viên David Cyranoski là tác giả bài viết "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Tạp chí Nature, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới: Angry words over East Asian seas (Những câu chữ tức giận trên biển Đông Nam Á). Trong bài viết, tác giả thể hiện quan điểm:

1. Các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học Trung Quốc đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

2. Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ Trung Quốc lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.

s
Biên tập viên David Cyranoski (thứ ba từ trái sang) trò chuyện với các nhà khoa học Việt Nam.
3. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Đông bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài "Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)", có bản đồ của Trung Quốc bao trọn Biển Đông.

4. Hành động của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.

TIN LIÊN QUAN
5. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: "đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đề cập tới".

6. Trích lời của hai giáo sư Australia, Nguyễn Văn Tuấn và Phạm Quang Tuấn khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ thiếu trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change(1).

Trả lời phỏng vấn Bee.net.vn qua email, ông David Cyranoski nói, bản thân ông đã biết tới những tranh cãi xung quanh vấn đề lãnh thổ từ trước nhưng việc bản đồ lưỡi bò xuất hiện trong các tập san khoa học thu hút sự chú ý của ông vào đầu tháng 9, khi nhóm các nhà khoa học Việt Nam gửi thư cảnh báo tới Nature.

"Ban biên tập ủng hộ ý tưởng về bài viết ngay từ đầu. Chúng tôi đều cho rằng, đây là một vấn đề quan trọng. Chúng tôi không ngại những vấn đề nhạy cảm nếu có những lý do vững chắc. Tôi đã viết bài trong khoảng 4 tuần, trong khi vẫn làm việc với các dự án khác" - biên tập viên Nature nói.

Theo GS Nguyễn Đăng Hưng, ông David Cyranoski còn rất quan tâm đến đời sống tri thức ở Việt Nam đặc biệt điều kiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Ông cũng đặc biệt quan tâm đến đóng góp của Việt kiều cho nên giáo dục quốc dân, những chương trình cao học do GS Hưng đề xướng và điều động.

Chú thích: (1) Tóm  lược của TS Lê Văn Út, Phần Lan trong bài viết: Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò đăng trên Bee.net.vn ngày 20/10/2011

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty